Bộ Tài Chính Hướng Dẫn Về Phương Pháp Tính Giá Thành Cá Tra Nguyên Liệu

Ngày 18/12/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 198 /2014/TT-BTC hướng dẫn về phương pháp tính giá thành cá tra nguyên liệu, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2015.
Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu của các vụ sản xuất trong điều kiện sản xuất bình thường không có thiên tai, dịch bệnh.
Theo Thông tư, việc thực hiện điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu thực tế phải dựa trên những nguyên tắc: Trình độ và điều kiện sản xuất; Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất thực tế của các cơ sở nuôi cá tra;
Tài liệu ghi chép, phỏng vấn, điều tra, xác minh trực tiếp từ cơ sở nuôi và người lao động ; Số liệu thống kê tối đa trong 3 năm liền kề; Giá thị trường tại thời điểm hoặc gần nhất với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành cá tra nguyên liệu;
Chi phí sản xuất quy về cho một hecta (đồng/ha mặt nước nuôi); Đơn vị tính năng suất cá tra nguyên liệu thống nhất tấn/ha mặt nước nuôi; Đơn vị tính giá thành cá tra nguyên liệu là đồng (VNĐ) cho một kg (đồng/kg) và được xác định tại nơi sản xuất.
Căn cứ các hướng dẫn tại Thông tư này, định kỳ ít nhất 2 lần/năm, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra, khảo sát chi phí sản xuất và tính giá thành cá tra nguyên liệu; tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát theo phụ lục kèm theo.
Đồng thời, gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi vào ngày 1/6 và ngày 1/12 hàng năm và Hiệp hội cá Tra Việt Nam để tổng hợp, công bố giá sàn cá tra nguyên liệu theo quy định tại Nghị định số 36/2014/NĐ-CP. Kinh phí cho việc khảo sát, điều tra xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu áp dụng theo các quy định hiện hành về việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra được chi từ ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Có thể bạn quan tâm

Cây cam Chanh được di nhập vào đất Ninh Giang (Hải Dương) từ lâu đời và được nhân dân thuần hoá, lưu giữ thành đặc sản của xứ Đông. Tuy nhiên giống cam quý này đang thoái hóa, diện tích trồng rất hạn chế. Giải pháp phục tráng liệu có bảo tồn, phát triển được vườn cam Chanh?

Được hưởng đặc ân phù sa bồi đắp cho biền bãi của dòng sông Bồ, một thời quýt Hương Cần (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) là thứ đặc sản dùng để tiến vua. Trái quýt cũng mang lại đời sống ấm no cho thôn Giáp Kiềng. Qua thời gian, giống quýt quý lụi tàn dần, số hộ bám trụ với cây cũng chẳng còn được mấy người…

Thuộc nhóm những mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao trên địa bàn xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), mô hình chăn nuôi thỏ sinh sản của gia đình anh Phạm Lê Binh, thôn Khởi Xá Ngoài là một trong những điển hình trong cách tư duy, cách làm mới, được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rệp sáp bột hồng trên cây mì gây ra, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành kết hợp cùng Chi cục BVTV tỉnh Tây Ninh tổ chức thả ong ký sinh để phòng trừ rệp sát bột hồng.

Anh Phạm Văn Hùng, ngụ ấp Thanh An, xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước) đã thành công với mô hình trồng xen cây chanh trong hơn 2 ha cao su của gia đình. Nhờ nắm bắt kỹ thuật, chăm sóc tốt nên chanh luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao.