Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Bổ sung Nucleotide kích thích tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng

Bổ sung Nucleotide kích thích tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng
Tác giả: An Lê (Lược dịch)
Ngày đăng: 23/09/2021

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nucleotide là một chất có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe đường ruột của vật nuôi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về Nucleotide cũng như những lợi ích của nó đối với động vật thủy sản.

Bổ sung Nucleotide giúp kích thích tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng

Nucleotide và ứng dụng của nó trên động vật thủy sản

Nucleotide được cấu tạo từ 3 thành phần: đạm (purine hay pyrimidine), đường pentose, một hoặc nhiều nhóm phosphate. Nucleotide là thành phần cơ bản để cấu tạo nên acid nucleic (DNA hoặc RNA). Theo Walker (1995), nucleotide là những chất “bán cần thiết” cho động vật có vú, gia cầm và cá.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của nucleotide đối với động vật thủy sản trên thế giới. Theo đó, cơ thể của động vật thủy sản có thể tự tổng hợp được nucleotide. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, vật nuôi dễ bị stress do nhiều nguyên nhân như: điều kiện dinh dưỡng mất cân bằng, chất lượng nước nuôi kém, điều kiện thời tiết không thuận lợi… điều này sẽ làm hưởng đến khả năng tổng hợp nucleotide ở vật nuôi do đó dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch của vật nuôi bị suy giảm và dễ mẫn cảm với mầm bệnh, khiến khả năng xảy ra dịch bệnh rất cao.

Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung nucleotide sẽ giúp người nuôi giảm sử dụng bột cá. Vì nucleotide khắc phục được nhược điểm của protein thực vật. Qua đó, sẽ giúp người nuôi tiết kiệm chi phí.

Theo kết quả của một thử nghiệm được hãng Bioiberica thực hiện trên cá Rô phi trong vòng 135 ngày. Việc bổ sung 500ppm nucleotide sẽ giúp cá Rô phi tăng tỉ lệ sống, cải thiện đáng kể về trọng lượng và FCR.

Trong một thử nghiệm khác trên cá Hồi nuôi (Nucleoforce fish, Bioiberica) tại Chile, việc bổ sung 300ppm nucleotide vào khẩu phần ăn sẽ giúp cá Hồi gia tăng đáng kể khả năng kháng bệnh Pisciricketsia salmonis- một trong những dịch bệnh gây thiệt hại năng nề trên cá Hồi nuôi. Ngoài ra, từ ngày nuôi thứ 70, cá Hồi được cho ăn thức ăn có bổ sung nucleotide sẽ có trọng lượng cao hơn nhóm còn lại.

Trong một thử nghiệm trên cá chẽm giống trong vòng 60 ngày tại Bồ Đào Nha (Nucleoforce fish, Bioiberica) cho thấy việc bổ sung 1000ppm nucleotide sẽ giúp cá tăng trưởng nhanh hơn và có khả năng tiêu hóa tốt hơn so với nhóm đối chứng.

Một thử nghiệm khác cũng do hãng Bioiberica tiến hành tại Tây Ban Nha trên cá tráp đầu vàng trọng lượng 11g trong 134 ngày. Kết quả cho thấy, việc bổ sung 250ppm nucleotide giúp cá tăng trưởng tốt hơn và có hệ số FCR cao hơn nhóm còn lại.

Hiện nay ở Việt Nam, vẫn còn rất ít nghiên cứu cũng như các ứng dụng thực tế của nucleotide trong dinh dưỡng thủy sản.

Lợi ích của nucleotide đối với tôm thẻ chân trắng

Các nhà khoa học đến từ Đại học Ninh Ba (Trung Quốc) đã tiến hành một thử nghiệm cho ăn trong vòng 8 tuần nhằm đánh giả ảnh hưởng của việc bổ sung men giàu nucleotide lên tăng trưởng, hệ miễn dịch và đường ruột của tôm thẻ chân trắng. 

480 con Tôm có kích cỡ (1.86 ± 0.02 g) được bố trí ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức( 30 con/bể), lặp lại 4 lần. Mức độ bổ sung nucleotide trong từng nghiệm thức như sau:

Nghiệm thức Mức bổ sung nucleotide (g/kg men)
Đối chứng 0
1 10
2 30
3 50

 

Kết quả không có khác biệt về tỉ lệ sống ở tất cả các nghiệm thức. Tuy nhiên, nghiệm thức bổ sung (50g/kg men) có tăng trọng(WG), tốc độ tăng trưởng đặc biệt( SGR), và hiệu quả sử dụng đạm(PER) cao hơn nhóm đối chứng, đồng thời hệ số FCR cũng thấp nhất. Bên cạnh đó, hoạt động của lyzozyme và serum phenoloxidase, độ dày của nhu mao ruột ở nhóm này cũng cao hơn các nhóm khác.

Đối với nghiệm thức bổ sung 30g/kg men thì có độ dày thành ruột cũng như hoạt động lyzozyme cao hơn nhóm đối chứng.

Kết Luận: Bổ sung nucleotide từ 30-50g/kg men sẽ giúp kích thích tăng trưởng, khả năng miễn dịch và tăng độ dày thành ruột của tôm thẻ chân trắng.


Có thể bạn quan tâm

Chiến lược kiểm soát bệnh đốm trắng trên tôm Chiến lược kiểm soát bệnh đốm trắng trên tôm

White spot disease hay còn gọi là bệnh đốm trắng tác nhân do Virus hội chứng đốm trắng (WSSV), đây là một virus lây nhiễm và gây thiệt hại nặng nề

11/09/2021
Kinh nghiệm phòng EMS và WSSV trên tôm Kinh nghiệm phòng EMS và WSSV trên tôm

Bài viết cung cấp kiến thức cũng như kinh nghiệm phòng 2 bệnh phổ biến và nguy hiểm trên tôm nuôi hiện nay là bệnh chết sớm EMS và bệnh virus đốm trắng WSSV.

11/09/2021
Phân tích chi tiết về gan tụy của tôm thẻ chân trắng Phân tích chi tiết về gan tụy của tôm thẻ chân trắng

Gan tụy (Hepatopancreas) là cơ quan lớn nhất và cũng yếu nhất ngoại trừ vỏ của nó. Trong những năm gần đây, bệnh gan tụy là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng

21/09/2021
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.