Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Kinh nghiệm phòng EMS và WSSV trên tôm

Kinh nghiệm phòng EMS và WSSV trên tôm
Tác giả: NIMDA (tổng hợp)
Ngày đăng: 11/09/2021

Bài viết cung cấp kiến thức cũng như kinh nghiệm phòng 2 bệnh phổ biến và nguy hiểm trên tôm nuôi hiện nay là bệnh chết sớm EMS và bệnh virus đốm trắng WSSV.

EMS trên tôm

Hội chứng tử vong sớm (EMS) hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND):

EMS đã được báo cáo lần đầu tiên ở Trung Quốc trong năm 2009 sau đó đã lan rộng các nước khác như Thái Lan, Việt Nam và Malaysia. EMS xảy ra trong vòng 10-50 ngày sau khi thả giống và tới tỉ lệ tử vong lên tới 70-100% từ ngày thứ 3 sau khi nhiễm trùng. 

Tác nhân gây EMS trên tôm

Tác nhân bệnh EMS trên tôm được xác định cụ thể là các chủng Vibrio parahaemolyticus, vì chứa plasmid độc hại có các gen độc pirA và B (pirAB).

Trong một báo cáo mới đây các nhà khoa học Trung Quốc cũng chỉ ra rằng dòng Vibrio owensii mang plasmid độc cũng nổi lên như một tác nhân mới gây EMS trên tôm. Đó là bằng chứng cho thấy sự truyền ngang của gen pirVP hoặc plamid pVA1 giữa các loài vi khuẩn khác nhau, do đó làm tăng sự phức tạp của các tác nhân gây bệnh và gia tăng mối đe dọa cho ngành tôm toàn cầu.

Khi xâm nhập vào đường tiêu hóa của tôm, Vibrio sp có thể sản xuất độc tố gây ra hủy hoại mô tế bào của gan tụy tôm.

Dấu hiệu bệnh:

• Tôm bị nhiễm EMS chuyển sang màu sắc nhợt nhạt với tôm thẻ, tôm sú khi nhiễm EMS thường sậm màu hơn.

• Gan teo lại và có đốm đen xuất hiện trong gan. Gan tụy chuyển dần sang màu trắng, khối gan tụy của tôm khó bị bóp vỡ giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ.

• Vỏ trở nên mềm.

• Ruột không có thức ăn hoặc đứt khúc.

• Tôm lờ đờ, chậm phát triển, tôm yếu dần và chết chìm dưới đáy ao.

Ngăn ngừa và kiểm soát EMS trên tôm:

• Tuân thủ nghiêm ngặt an toàn sinh học.

Duy trì: Độ pH ở 8-8,3 ; Độ kiềm không nhỏ hơn 100 mg/L; Oxy phải luôn > 5ppm. 

Các biện pháp phổ biến để phòng ngừa EMS trên tôm nuôi là nuôi ghép với cá rô phi hoặc sử dụng cá rô phi trong hệ thống lọc sinh học.

Con đường xâm nhập chính của vibrio là thông qua thức ăn nên ngừng cho ăn cho đến khi ngừng chết và tôm trông khỏe mạnh trong sàng ăn hơn sau đó bắt đầu cho ăn dần dần.

Một lưu ý quan trọng để phòng bệnh EMS trên tôm là loại bỏ chất thải trong ao nuôi tôm định kỳ bằng phương pháp xiphong có thể thiết kế hố xiphong để hút chất thải định kỳ hoặc thường xuyên bổ sung men vi sinh nhằm xử lý chất thải.

Loại bỏ chất thải góp phần làm giảm vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi tôm. Bà con nên thường xuyên kiểm tra mật đố vi khuẩn gây bệnh định kỳ 5 – 7 ngày/lần khi mật độ vi khuẩn tăng cao hơn 103 CFU/ml có thể sử dụng chất khử trùng như BKC, iodine với 2 ngày liên tiếp cho đến khi mật độ khuẩn có hại trong nước giảm sau khi dùng diệt khuẩn 48h cần cấy lại men vi sinh liều cao giúp ổn định môi trường.

Theo kinh nghiệm nuôi tôm thành công ở Nghệ An. Người nuôi dùng tỏi tươi hoặc chiết xuất tỏi trộn cho tôm ăn với liều 40 kg thức ăn sẽ hòa trộn với 2 kg tỏi xay nhỏ, sau đó ủ 15 phút rồi cho tôm ăn. Nghiên cứu của Viện thủy sản 2 cũng cho thấy khi sử dụng 0,3% thảo dược (hoa hồi, gừng, tỏi) và 0,5% axít hữu cơ (captylic & capric acid) trộn vào thức ăn mang lại hiệu quả phòng trị bệnh hoại tử gan tụy tốt hơn.

Bệnh do virus hội chứng đốm trắng (WSSV)

Xảy ra bệnh WSSV trên toàn thế giới. WSSV có thể gây tử vong cao và xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong suốt thời gian nuôi. Bệnh lây lan nhanh và khả năng bùng phát cao.

Dấu hiệu của bệnh:

• Tôm bị nhiễm bệnh có biểu hiện bỏ ăn đột ngột (riêng tôm thẻ chân trắng ăn nhiều hơn trước khi giảm ăn) và bơi lội chậm chạp. Độc lực của virus rất mạnh do đó chưa thấy đốm trắng tôm đã chết.

• Xuất hiện đốm trắng có kích thước 0,5-3 mm trên giáp đầu ngực sau đó lan ra toàn cơ thể.

• Tôm thẻ chân trắng có thể có màu hồng hoặc đỏ. 

Biện pháp:

• Đây là bệnh do virus gây ra do đó chưa có thuốc điều trị cụ thể do đó cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho tôm:

• Áp dụng an toàn sinh học trên tôm:

- An toàn sinh học tại ao/trại nuôi tôm.

- Tránh các tác nhân có nguy cơ cao (thức ăn tươi sống, nuôi ghép, di chuyển không kiểm soát)

- Thực thi các biện pháp loại trừ tác nhân gây bệnh (sử dụng giống sạch SPF, xử lý nước, lọc nước, diệt khuẩn)

- Giảm tác nhân gây stress trong ao.

- Ngăn chặn dịch bệnh từ ngoài (hệ thống vệ sinh,lưới bắt chim).

- Thực hành quản lý tốt trang trại (thả giống lớn, Dùng men vi sinh, áp dụng biofloc)

Ngoài những biện pháp trên thì yếu tố không thể thiếu đó là kích thích miễn dịch của tôm nhằm đề kháng với mầm bệnh. Các chất tăng cường miễn dịch như β-glucan, MOS (Mannan Oligosaccharide) đã được thử nghiệm phòng bệnh đốm trắng. MOS và β-glucan mang lại hiệu quả phòng bệnh đốm trắng tốt khi sử dụng liều 50 mg β-glucan + 15 mg MOS/kg thức ăn. 


Có thể bạn quan tâm

Quá trình tiến triển bệnh phân trắng do kí sinh trùng Gregarine trên tôm? Quá trình tiến triển bệnh phân trắng do kí sinh trùng Gregarine trên tôm?

Để phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp cần phải vượt qua những thách thức lớn.

03/09/2021
Phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp và đốm trắng trên tôm nuôi Phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp và đốm trắng trên tôm nuôi

Hiện nay một số địa phương trong tỉnh đang chuẩn bị cho vụ nuôi tôm nước lợ năm 2019. Để vụ nuôi thành công, ngành chuyên môn thông tin

11/09/2021
Chiến lược kiểm soát bệnh đốm trắng trên tôm Chiến lược kiểm soát bệnh đốm trắng trên tôm

White spot disease hay còn gọi là bệnh đốm trắng tác nhân do Virus hội chứng đốm trắng (WSSV), đây là một virus lây nhiễm và gây thiệt hại nặng nề

11/09/2021