Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu

Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu
Ngày đăng: 02/04/2014

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, con bò sữa đang được người dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) lựa chọn. Có thể nói, con bò sữa đang mở hướng làm giàu cho người dân nơi đây, nhưng, để đàn bò phát triển bền vững thì còn nhiều khó khăn, thử thách.

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Bình Thạnh, hiện nay, trên địa bàn xã có 9 hộ nuôi bò sữa với tổng đàn bò gần 70 con. Trước đây, người dân xã Bình Thạnh đã từng nuôi bò sữa nhưng chỉ nuôi vài ba con để tận dụng nguồn thức ăn là phụ phẩm trồng trọt và nuôi một cách cầm chừng như một nghề phụ trong gia đình.

Phong trào nuôi bò sữa ở Bình Thạnh bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2013, đây là thời điểm giá cà phê xuống thấp, giá sữa ổn định nên nhiều hộ dân nơi đây đã chuyển đổi diện tích cà phê sang trồng cỏ để nuôi bò sữa. Hiện nay, nhiều hộ gia đình ở địa phương đã tập trung đầu tư trang trại nuôi bò sữa với mô hình hàng chục con và đã có thu nhập với trên 20ha cỏ giống mới.

Anh Nguyễn Hữu Phúc - thôn Thanh Bình II, cho biết: “Gia đình tôi đang nuôi 10 con bò sữa, trong đó có 7 con đang cho sữa, trung bình mỗi ngày tôi thu được hơn 130 lít sữa. Với giá bán hiện nay là 14.500 đồng/lít, thì mỗi ngày gia đình tôi có thu nhập từ bán sữa là gần 2 triệu đồng.

Nuôi bò sữa cho thu nhập cao và ổn định hơn rất nhiều so với trồng cà phê trước đây. Với những lợi nhuận mà con bò sữa mang lại, chúng tôi quyết định chọn đây là nghề chính để mang lại nguồn kinh tế cho gia đình”.

Những thùng sữa trắng đang mang lại niềm vui và triển vọng cho người dân địa phương. Thế nhưng, người dân nơi đây đang nuôi bò sữa một cách tự phát và đang vừa nuôi vừa sợ, bởi họ đang mò mẫm tìm kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăn nuôi bò. Trong khi giá bò giống thì cao và nguồn gốc không rõ ràng nên rủi ro là rất cao. Gia đình chị Trần Thị Kim Yến - thôn Kim Phát đã từng bị thiệt hại hơn 60 triệu đồng do bò sữa bị chết.

Chị cho biết: “Gia đình tôi là một trong những hộ đầu tiên đưa bò sữa về nuôi tại địa phương. Khi mới nuôi tôi rất vất vả, mất ăn, mất ngủ vì lo cho đàn bò. Mình bỏ ra 60, 70 triệu đồng để mua được một con bò sữa, không biết cách chăm sóc mà nó bị bệnh, bỏ ăn, chết thì thiệt hại rất lớn.

Chính vì thế gia đình chị Yến cũng như những hộ nuôi bò tại Bình Thạnh mong muốn được tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa để họ có kiến thức và hạn chế được rủi ro trong chăn nuôi. Ngoài ra, một số khó khăn nữa mà người nuôi bò sữa nơi đây đang gặp phải đó là nguồn vốn.

Hiện nay, mỗi con bò sữa mang bầu từ 3 - 5 tháng có giá khoảng 60 - 70 triệu đồng. Trên địa bàn xã Bình Thạnh hiện vẫn chưa có trạm thu mua sữa nên người nuôi bò sữa nơi đây phải đi ra xã Hiệp Thạnh với quãng đường hơn 16km để nhập sữa, (mỗi ngày phải đi 2 lần) nên rất tốn kém và mất thời gian.

Ông Bùi Đức Đảm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thạnh cho biết: “Thời gian gần đây nhiều hộ dân trong xã đã đưa con bò sữa về nuôi thành công và cho thu nhập ổn định bước đầu. Tuy vậy, người dân nơi đây đang phát triển chăn nuôi bò sữa một cách tự phát.

Chưa có đề án, dự án nào để phát triển chăn nuôi bò sữa một cách bền vững, nên người dân rất khó khăn trong khâu kỹ thuật chăm sóc để đạt hiệu quả cao”.

Như vậy, con bò sữa bước đầu đã giúp người dân xã Bình Thạnh có thu nhập ổn định, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng.

Thế nhưng, chính quyền địa phương cũng cần có quy hoạch cụ thể, tuyên truyền và vận động người dân phát triển đàn bò sữa một cách hợp lý, đảm bảo môi trường, không nên ồ ạt phá bỏ cà phê để chuyển sang trồng cỏ nuôi bò để dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu lại thất bại.

Mặt khác, chính quyền địa phương cũng nên hướng dẫn người dân nuôi bò sữa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận trang trại để được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước…


Có thể bạn quan tâm

Chất Cấm Vào Trang Trại Chăn Nuôi Chất Cấm Vào Trang Trại Chăn Nuôi

Theo Cục Chăn nuôi, chất cấm trong chăn nuôi chủ yếu là salbutamol, clenbuterol và ractopamine thuộc nhóm beta-agonist. Salbutamol có tác dụng thúc cho heo lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn...

23/08/2014
Nhà Vườn Lai Vung Thu Hoạch Cam Xoàn Lãi Cao Nhà Vườn Lai Vung Thu Hoạch Cam Xoàn Lãi Cao

Nhà vườn huyện Lai Vung đang bước vào thu hoạch cam (từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch). Toàn huyện có 615ha cam đang cho trái, trong đó cam xoàn 200ha, cam sành 50ha, còn lại là cam dây, tập trung các xã Long Hậu, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Phước; năng suất ước đạt 20 tấn/ha.

04/09/2014
Dân Trồng Thanh Long Phản Ứng Ngành Điện Dân Trồng Thanh Long Phản Ứng Ngành Điện

Ngày 22.8, Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận Trần Ngọc Linh cho biết đã chính thức thông báo đến các huyện, thị trong tỉnh tạm ngưng việc thí nghiệm kiểm tra bảo dưỡng đường dây và biến áp điện của khách hàng do có phản ứng của người dân.

23/08/2014
Người Tiên Phong Trồng Thanh Long Trên Đất Khó Người Tiên Phong Trồng Thanh Long Trên Đất Khó

Sau nhiều năm canh tác trên diện tích đất gần 2 ha với cây mía, cây mì, gia đình ông Trần Xuân Liêm (SN 1965, làng Kruối, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây thanh long xuất khẩu. Nhờ khí hậu thuận lợi, những lứa quả thanh long đầu tiên đã đem lại kết quả đáng mừng.

04/09/2014
Không Đóng Tàu Theo Phong Trào Không Đóng Tàu Theo Phong Trào

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chỉ đạo như trên tại hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ được tổ chức tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) ngày 22-8.

23/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.