Thuế Đánh Vào Tôm Nhập Khẩu Là Cơ Hội Để Kinh Doanh Với Indonesia
Việc thiếu quy định về mức thuế đối với Indonesia là "bất ngờ thực sự" duy nhất trong các mức thuế đối kháng sơ bộ của Mỹ đặt ra đối với bảy quốc gia sản xuất tôm công bố hôm thứ Tư, một nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ cho biết.
Đối với Direct Source Seafood, một công ty giao dịch chủ yếu với Ấn Độ, thông tin này đại diện cho sự mở rộng nhằm tăng thương mại với Indonesia.
"Tất cả mọi thứ diễn ra như chúng tôi mong đợi", ông Mark Abbott, quản lý bán hàng dịch vụ thực phẩm quốc gia tại Direct Source Seafood cho biết.
"Điều đó đã khiến chúng tôi ngạc nhiên và do đó chúng tôi nghĩ rằng sẽ có một cơ hội thực sự cho khối lượng chuyển đổi trở lại Indonesia dựa trên khối lượng họ có thể cung cấp, cái mà chúng tôi cho rằng sẽ tạo ra một sản phẩm cao cấp," ông Abbott cho biết.
"Chúng tôi mong đợi họ [Indonesia] sẽ phải đóng thuế."
Khối lượng từ Indonesia thấp do sự thiếu hụt tôm, nhưng họ đã bắt đầu tìm cách tăng trở lại, Abbott cho biết thêm, “họ đang bắt đầu có nhiều cơ hội hơn nữa vượt ra ngoài Indonesia".
Phó Bộ trưởng thương mại Bayu Krisnamurthi của Indonesia đã hoan nghênh những kết quả điều tra của Mỹ về mức thuế đặt ra cho nước này, Jakarta Post báo cáo.
Gần một nửa (48,2%) kim ngạch xuất khẩu tôm của Indonesia là sang Mỹ, và đây cũng là nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang Mỹ sau khi Thái Lan.
Không có ảnh hưởng mang tính vật chất
Một loạt các tay chơi công nghiệp ở Mỹ và trong nước xuất xứ bị ảnh hưởng bởi các điều tra của Mỹ về thuế đánh vào nhập khẩu đều cho Undercurrent biết, các mức thuế dưới hình thức công bố hôm thứ tư phần lớn sẽ khiến các chuỗi cung ứng phải chú ý, và sẽ không có tác động trên người tiêu dùng.
Abbott cũng có quan điểm tương tự.
Ngay cả Ấn Độ, phải chịu một mức thuế toàn quốc là 5,91%, cũng không có dấu hiệu bị ảnh hưởng, ông nói.
"Tôi nghĩ rằng Mỹ đã đầu hàng ... Ngay bây giờ có vẻ như chúng ta biết rằng nước Mỹ đang bị buộc phải trả giá"
"Chúng tôi không thấy bất kỳ tác động thực sự nào đối với Ấn Độ, bởi vì tất cả mọi người cảm thấy giá cả sẽ diễn biến theo một cách rất tự nhiên" Abbott nói với Undercurrent. "Chúng tôi đã nhận báo giá từ Ấn Độ sáng nay và không có sự thay đổi nào so với những gì họ báo một vài ngày trước đây."
Các tay chơi trong ngành khác cũng cho biết Ấn Độ vẫn còn tham gia trò chơi bất chấp việc phải chịu thuế.
Khối lượng từ Indonesia thấp do sự thiếu hụt tôm, nhưng họ đã bắt đầu tìm cách tăng trở lại, Abbott cho biết thêm, “họ đang bắt đầu có nhiều cơ hội hơn nữa vượt ra ngoài Indonesia".
Sự cách biệt về giá: "Mỹ đã rút lui”
Giá tôm chân trắng từ châu Á và Nam Mỹ đã tăng lên đều đặn trong những tháng qua, chủ yếu là do hội chứng tôm chết sớm (EMS) ảnh hưởng đến nguồn cung trong khu vực Đông Nam Á.
Trước và trong chương trình thủy sản Boston, đã có những thảo luận về “sự cách biệt" giữa người mua và người bán, với những người mua đang cố chờ giá giảm, và người bán chờ giá cao hơn.
Ông Abbott, với công ty cung cấp chủ yếu cho các đơn vị bán lẻ của Mỹ, và cũng cung cấp cho khách hàng dịch vụ ăn uống với tôm bỏ đầu, là một trong những người đã dự đoán tình trạng này khi nói chuyện với Undercurrent trong tháng Giêng.
"Tôi nghĩ rằng Mỹ đầu hàng ... Ngay bây giờ có vẻ như chúng ta biết rằng nước Mỹ đang bị buộc phải trả giá", ông nói.
Điều này có thể là do sự gia tăng dần dần, chứ không phải là bất ngờ. "Không có cú sốc nhãn dán nào cả."
Mặc dù vậy, ông cho biết, khối lượng đã không giảm - bán lẻ cũng không giảm, các thương vụ bán hàng đã kín cả những tháng trước, và dịch vụ thực phẩm cũng vậy, được mua trên cơ sở hàng tuần.
"Chúng tôi đã nhận báo giá từ Ấn Độ sáng nay và không có thay đổi so với trong những gì họ báo một vài ngày trước"
[Trong dịch vụ thực phẩm], chúng tôi thấy không có sự giảm khối lượng nào cả, số lượng của chúng tôi đã thực sự thực sự ổn định và thực sự tốt," ông Abbott cho biết.
"Vì vậy, tôi không nhìn thấy bất cứ ai đến với thị trường và thực hiện mua vào, [mặc dù] chúng tôi đã cố gắng nói cho họ là nên làm điều đó bởi vì mỗi tuần chúng tôi đều cảm thấy thị trường đi lên. Nhưng họ chỉ mua mỗi tuần ... bởi vì khối lượng khá ổn định, lượng dự trữ đang thay đổi"
Giá cả, ông nói thêm, không có khả năng giảm đáng kể vào bất cứ lúc nào.
"Từ những gì chúng ta đang nghe, cho thấy sự dự trữ trong ao ít hơn do tình hình bệnh dịch, không cần phải chờ đến tận mùa thu để có nhiều lượng hàng tồn trữ hơn nữa. Chúng tôi cho rằng thị trường có thể ổn định, nhưng chúng tôi không hy vọng bất kỳ sự suy giảm đặc biệt nào"
Có thể bạn quan tâm
Tháng 12 vừa qua, cam sành thôn Thuốc Thượng 1, xã Tân Thành (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã được Viện Khoa học sự sống (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chính thức công nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Đây tiếp tục là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao giá trị cam sành Hàm Yên nói chung và vùng cam Tân Thành nói riêng.
Theo các hộ nông dân, bưởi đường lá cam Bạch Đằng hiện nay không đủ cung ứng cho các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là Hà Nội.
Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.
Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.
Ghẹ vùng biển Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng ngon nhờ độ mặn nước biển cao. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện không có nhãn mác và không phân loại. Điều này, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các loại ghẹ đến từ nơi khác khi xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước...