Bình Thủy (TP Cần Thơ) Phát Triển Vườn Cây Ăn Trái Gắn Với Du Lịch Sinh Thái

Hiện nay trên địa bàn quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) có 7 hộ dân phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái, góp phần giải quyết đầu ra và tăng thu nhập cho người nông dân.
Điển hình là hộ ông Đặng Văn Công, ngụ khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền, với 2,3 ha đất vườn trồng trên 1.500 gốc cây ăn trái các loại như: Xoài cát Hòa Lộc, chôm chôm, măng cụt, thanh long, dừa sáp, bưởi da xanh…Nhờ trồng đa dạng các chủng loại nên cho thu hoạch quanh năm.
Năm 2005, ông mạnh dạn đầu tư, cải tạo vườn cây ăn trái theo hướng du lịch sinh thái, đến nay "Vườn du lịch sinh thái Ba Cống" đã được nhiều người biết đến và thu hút đông đảo khách du lịch gần xa.
Hằng năm, lợi nhuận từ vườn và mô hình du lịch sau khi trừ chi phí đạt từ 300 đến 350 triệu đồng/năm và giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 đến 15 lao động địa phương.
Bình Thủy là một trong những quận trung tâm của TP Cần Thơ, tuy nhiên diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn còn khá lớn, với gần 2.400 ha. Thời gian tới, Phòng Kinh tế quận Bình Thủy tiếp tục hỗ trợ nông dân ứng dụng các kỹ thuật sản xuất trái cây an toàn, khuyến khích nông dân trồng các loại cây cho trái ngon, đặc sản theo hướng sản xuất sạch gắn với phát triển du lịch để tạo thuận lợi trong tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, phần lớn nghề nuôi thủy sản ở huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phát triển theo hình thức nuôi tự phát. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng của Đảng và Nhà nước phong trào nuôi tôm công nghiệp (NTCN) trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh.

Ông Phan Văn Bé (Ba Bé, 66 tuổi, ngụ ấp Lộc Hưng, xã Hòa Phú- Long Hồ- Vĩnh Long) kể, trưa 22/4, con ông phát hiện một con cá lạ nổi đầu ngớp nước ở dưới con rạch Mười Trầu trước nhà nên đã vào nhà báo cho gia đình biết.

Với trên 80% dân số sống bằng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên những năm qua, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã tích cực triển khai và thực hiện hiệu quả nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp có tính bền vững, điển hình là mô hình nuôi bò thịt.

Dù mới chỉ có vài chục hộ ở TP Bảo Lộc và huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bắt đầu sử dụng né gỗ để nuôi tằm và máy để gỡ kén tằm, thế nhưng, hiệu quả của việc nuôi tằm theo công nghệ mới này đã giúp người nông dân giảm được nhiều công lao động và tăng cao thu nhập.

Từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân (ND) xã Hòa Tiến đã hình thành nên những mô hình kinh tế hiệu quả, giúp vượt qua khó khăn, thoát đói nghèo.