Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Thuận Cho Khai Thác Trở Lại Một Số Hải Đặc Sản

Bình Thuận Cho Khai Thác Trở Lại Một Số Hải Đặc Sản
Ngày đăng: 01/08/2013

Bình Thuận là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như sò điệp, sò lông, bàn mai, dòm nâu… Nguồn lợi tự nhiên này từ lâu được coi là nguồn thu nhập chính của lao động vùng biển Bình Thuận.

Tuy nhiên, do việc khai thác hải sản non diễn ra tại một số nơi đã làm tận diệt nguồn lợi hải đặc sản. Do đó, thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã tạm cấm tất cả các hoạt động lặn khai thác hải đặc sản trên vùng biển.

Sau thời gian tạm ngưng, đến nay, tỉnh Bình Thuận đã cho phép nghề lặn hoạt động khai thác các loài hải sản trên toàn vùng biển Bình Thuận. Tuy nhiên, để tham gia các hoạt động khai thác hải sản, chủ tàu cá phải được Chi cục Thủy sản cấp giấy phép hành nghề lặn và chấp hành đầy đủ các điều kiện quy định.

Tỉnh Bình Thuận cũng nghiêm cấm lặn bắt các loài hải đặc sản có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu được phép khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sò điệp chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác là 60mm; dòm nâu 120mm; bàn mai 150mm; nghêu lụa 55mm...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận giao Chi cục Thủy sản phổ biến quy định để ngư dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác các loài hải đặc sản biết thực hiện.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển kiểm tra chặt chẽ việc khai thác, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.


Có thể bạn quan tâm

Chế tạo thành công máy bóc hạt mắc ca Chế tạo thành công máy bóc hạt mắc ca

Ông Lê Thanh Trị (Đức Trọng - Lâm Đồng) là người đã chế tạo thành công máy tách vỏ ngoài hạt mắc ca. Hiện giá bán mỗi chiếc máy tách vỏ hạt mắc ca được ông bán ra thị trường là 14 triệu đồng.

20/06/2015
Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) hình thành 2 khu vực cây trồng chính: Lúa nước tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Hải, Tân Hải, Hộ Hải và Phương Hải, với diện tích 2.200ha; hành, tỏi, rau màu trồng nhiều ở Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải.

20/06/2015
Đổ bỏ nhiều tấn hành tây vì chờ tăng giá Đổ bỏ nhiều tấn hành tây vì chờ tăng giá

Thời gian qua, rất nhiều hộ nông dân ở phường 7, nơi có diện tích trồng hành tây lớn nhất Đà Lạt đã phải đem hành đổ vì thời gian trữ trong kho chờ tăng giá quá lâu dẫn đến nông sản này bị hư hỏng, nảy mầm.

20/06/2015
Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

20/06/2015
Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

20/06/2015