Bình Thuận Cho Khai Thác Trở Lại Một Số Hải Đặc Sản

Bình Thuận là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như sò điệp, sò lông, bàn mai, dòm nâu… Nguồn lợi tự nhiên này từ lâu được coi là nguồn thu nhập chính của lao động vùng biển Bình Thuận.
Tuy nhiên, do việc khai thác hải sản non diễn ra tại một số nơi đã làm tận diệt nguồn lợi hải đặc sản. Do đó, thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã tạm cấm tất cả các hoạt động lặn khai thác hải đặc sản trên vùng biển.
Sau thời gian tạm ngưng, đến nay, tỉnh Bình Thuận đã cho phép nghề lặn hoạt động khai thác các loài hải sản trên toàn vùng biển Bình Thuận. Tuy nhiên, để tham gia các hoạt động khai thác hải sản, chủ tàu cá phải được Chi cục Thủy sản cấp giấy phép hành nghề lặn và chấp hành đầy đủ các điều kiện quy định.
Tỉnh Bình Thuận cũng nghiêm cấm lặn bắt các loài hải đặc sản có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu được phép khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sò điệp chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác là 60mm; dòm nâu 120mm; bàn mai 150mm; nghêu lụa 55mm...
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận giao Chi cục Thủy sản phổ biến quy định để ngư dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác các loài hải đặc sản biết thực hiện.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển kiểm tra chặt chẽ việc khai thác, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.
Related news

Với gần 1.000 ha tiêu, trong đó 70% đã cho thu hoạch của xã dân tộc thiểu số biên giới Lộc An chiếm 1/4 diện tích tiêu Lộc Ninh và gần 10% diện tích của tỉnh Bình Phước. Hữu cơ hóa vườn để sản xuất tiêu sạch bền vững, những “vua” trồng tiêu ở Lộc An đã góp phần dẫn dắt giá cả tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Và mùa thu hoạch năm 2015, người trồng tiêu ở Lộc An vui hơn bởi giá bán luôn ở mức trên 200 ngàn đồng/kg (tiêu trên 500g/lít)...

Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam vừa phối hợp với Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới tổ chức “Diễn đàn Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới (ITGA) – Khu vực Châu Á”. Đại diện của 8 quốc gia trong khu vực châu Á đã có mặt và tham dự diễn đàn này.

Ngày 24.4, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng đậu phụng thâm canh xen mì vụ Đông Xuân với sự tham gia của hàng trăm hộ nông dân tại địa phương.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.