Bình Phước Đối Phó Với Dịch Bệnh Trên Cây Cao Su

Do những diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua một số sâu bệnh đã bùng phát trên cây cao su gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Đặc biệt, tại ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) có hơn 40 ha cây cao su của nhiều hộ dân bị nhiễm nặng.
Theo nhận định của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thì triệu chứng trên là do nấm corynespora casiicola gây hại dẫn tới cây cao su bị bệnh vàng rụng lá. Gặp thời tiết bất thường như nắng nóng kéo dài, mưa lớn làm ẩm nhiệt độ và không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, lây lan nhanh, bùng phát thành dịch trên diện rộng.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra vườn cây cao su để phát hiện sớm và có phương án điều trị dứt điểm. Nấm corynespora casiicola sẽ bị tiêu diệt khi người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có gốc hexaconazole nồng độ 0,2-0,3% hoặc hỗn hợp carbendazim nồng độ 0,1-0,15%... phun với liều lượng 1 lít/ ha theo chu kỳ 10-14 ngày/lần phun và số lượng lần phun khoảng 2-3 lần.
Related news

Sau những chuyến tham quan các mô hình trồng cây ăn trái ở nhiều vùng quê trong nước, năm 2005, ông Nguyễn Văn Nuôi ở bon Păng Sim, xã Trường Xuân (Đắk Song - Đắk Nông) đã mạnh dạn trồng 180 cây vải thiều lai trong vườn rẫy của gia đình, tương đương khoảng 1 ha.

Với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, một số nông dân ở xã Tân Hòa (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đang phát triển nghề làm vườn với chủ lực là cây xoài cát Hòa Lộc.

Bằng kinh nghiệm và biết áp dụng kỹ thuật mà nhiều nhà vườn ở huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã xử lý cam ra trái mùa nghịch, bán được giá ,tăng thu nhập cho gia đình.

Thanh long đang vào mùa chính vụ và giá liên tục giảm trong những ngày qua. Mặc dù người trồng chấp nhận bán giá thấp nhưng cũng không dễ tìm đầu ra. Bài toán nan giải về chuyện thanh long rớt giá vào mùa thu hoạch chính vụ lại được đặt ra cho ngành chức năng.

Theo số liệu của UBND tỉnh Vĩnh Long, đến nay người dân đã đốn bỏ 1.908ha nhãn nhiễm bệnh chổi rồng đã già cỗi, khó phục hồi để chuyển sang giống nhãn khác hoặc cây trồng khác.