Bình Dương cần phát triển mạnh nông nghiệp đô thị
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Vinh - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Dương, cho biết, trong nửa nhiệm kỳ Hội ND tỉnh kết nạp được 8.465 hội viên mới, đạt 85% chỉ tiêu nghị quyết đề ra, nâng tổng số hội viên nông dân tỉnh Bình Dương hiện nay là 56.386 người, chiếm 92,87% so với hộ ND trực tiếp sản xuất.
Cũng trong nửa nhiệm kỳ, do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra khá nhanh, đất sản xuất nông nghiệp hẹp dần, số hộ sản xuất nông nghiệp giảm xuống, số hộ ND bị giải tỏa trắng trong các khu quy hoạch dẫn đến giảm 10.986 người.
Có 87/87 cơ sở hội xây dựng được quỹ hội với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng (đạt 108% chỉ tiêu).
Đến nay tổng nguồn vốn hỗ trợ cho hội viên ND sản xuất trong toàn tỉnh đạt gần 80 tỷ đồng, đã đầu tư thực hiện 207 dự án (hình thành 125 tổ hợp tác, 82 tổ liên kết sản xuất), cho 4.248 hộ vay.
Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, hiện có 347 tổ hợp tác với 5.233 thành viên, có 938 trang trại nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là nơi ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, đã xây dựng được các thương hiệu tập thể đối với các loại cây ăn quả như bưởi, măng cụt.
Bà Nguyễn Hồng Lý (thứ 2 từ trái sang), Phó Chủ tịch Trung ương Hội ND Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương của Trung ương Hội cho 59 HV-ND có nhiều đóng góp trong công tác hội.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Hồng Lý - Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội ND Việt Nam chỉ đạo:
“Trong thời gian tới, Hội ND tỉnh cần tập trung chỉ đạo thực hiện một số công tác: thường xuyên đổi mới nội dung tuyên truyền, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào “ND thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Hội phải mở rộng quan hệ với các đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế để hỗ trợ về vốn và KHKT cho ND.
Phối hợp với các quỹ tín dụng, các ngân hàng xây dựng thêm nhiều mô hình sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh và mô hình dịch vụ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh mô hình nông nghiệp đô thị”.
Tại hội nghị, nông dân Võ Tuấn Kiệt vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất.
Đại diện Hội ND Việt Nam cũng trao Kỷ niệm chương “Vì Giai cấp nông dân Việt Nam” cho 59 hội viên nông dân tiêu biểu.
Có thể bạn quan tâm
Ở miền núi Thanh Hóa, mô hình trồng cây đậu thiều làm cây chủ để thu cánh kiến đỏ cho thu nhập gấp hàng chục lần trồng rừng, nhưng dân lại chưa mặn mà.
Vùng biển Quảng Ninh có loài rong biển dược tính rất cao, nếu được nuôi trồng để cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị chiết xuất tân dược, sẽ là hướng phát triển
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một bức tranh đa sắc màu với sự lung linh huyền ảo từ những hồ kính nuôi tôm cảnh nơi đây.
Ông Cầu mua lại những thửa ruộng bỏ hoang của người dân để cải tạo thành trang trại nuôi ốc nhồi, mỗi năm thu hàng tỉ đồng.
Một số xã vùng núi huyện Lục Yên (Yên Bái) chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng lạc, thu nhập cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.