Trang chủ / Cây ăn trái / Xoài

Biện Pháp Phòng Trừ Rầy Bông Xoài

Biện Pháp Phòng Trừ Rầy Bông Xoài
Ngày đăng: 22/03/2012

Thành phần rầy bông xoài rất phong phú, gồm ít nhất 3 loài, trong đó quan trọng nhất là 2 loài: Idioscopus niveosparsus và Idioscopus clypealis thuộc bộ cánh đều (Homoptera). Cho đến nay 2 loài này chỉ được ghi nhận gây hại chủ yếu trên cây xoài.

Cả hai loài này đều có đặc điểm sinh học tương tự nhau. Tuy nhiên loài Idioscopus niveosparsus thường đẻ trứng trên cả lá non và bông, còn loài Idioscopus clypealis chủ yếu chỉ đẻ trên bông. Thành trùng dạng cái nêm, kích thước tương đối nhỏ, dài khoảng 3-4mm, màu nâu đen. Rầy non có màu xanh lục nhạt, bu ở cuống bông để chích hút. Thành trùng hiện diện suốt năm trên cây trong những vết nứt của cây và mật số gia tăng khi cây ra lá non và trổ bông. Thành trùng đẻ từng trứng một trong nụ bông, trong gân lá, trong phiến lá và cả trong cuống của chồi non, hoặc cuống bông. Một con cái có thể đẻ từ 100-200 trứng. Thành trùng rất linh hoạt, ngay khi vũ hóa chúng di chuyển ngay đến chồi non hoặc bông để đẻ trứng. Khi mật số rầy cao có thể nghe tiếng nhảy xào xạc của rầy trong lá. Khi xoài trổ bông thì rầy tập trung chích hút bông xoài. Rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa của lá non và bông. Tuy nhiên, thiệt hại gây ra chủ yếu là bông, làm cho bông bị rụng, trái đậu ít và trái non cũng bị rụng. Ngoài ra, phân của rầy thải ra là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen trên chùm bông và mặt dưới lá. Thời gian sống của thành trùng khoảng 4-7 ngày. Mật số rầy thường xuất hiện nhiều khi cây bắt đầu trổ bông và đạt đỉnh cao vào giai đoạn nở hoa sau đó giảm dần. Nếu mật độ cao, trên một chùm bông có thể tới hàng trăm con rầy. Khi trái đã lớn bằng đầu ngón tay cái thì gần như không còn rầy nữa. Trong tự nhiên, rầy bông xoài có nhiều thiên địch ăn thịt như bọ xít ăn thịt, các loài nấm ký sinh và ong ký sinh.

Biện pháp phòng trừ

- Sau khi thu hoạch cần tiến hành xén tỉa cành, vệ sinh vườn cho thông thoáng nhằm hạn chế sự gây hại của rầy;

- Trước giai đoạn ra bông (từ 1-2 tuần) sử dụng bẩy đèn để thu hút thành trùng;

- Ở những vùng thường xuyên bị nhiễm rầy, nên phun ngừa vào giai đoạn xoài vừa ra nụ hoa khi phát hiện có sự hiện diện của rầy trên lá. Sử dụng một trong các loại thuốc trừ rầy như: Map-Jono 700WP, Actara 25WG, Applaud 10WP, Trebon 10EC… phun 2 lần, một lần trước khi ra bông và một lần vào lúc bông trổ (chưa rớt nhụy). Lần thứ hai được thực hiện khi mật số rầy vẫn còn khoảng 1con/ bông.


Có thể bạn quan tâm

Phương pháp trị sùng đục vỏ thân cây xoài hiệu quả Phương pháp trị sùng đục vỏ thân cây xoài hiệu quả

Khi thấy xoài trong vườn có các triệu chứng như đột nhiên bị đỏ lá rồi rụng dần, đột ngột héo, khô, xung quanh thân cây xoài có dấu dịch mủ đã sậm màu

15/01/2019
Rầy bông xoài Rầy bông xoài

Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi, rầy có thể bộc phát

20/04/2019
Đau đầu vì bọ trĩ hại xoài Đau đầu vì bọ trĩ hại xoài

Nhiều năm nay, tình hình sâu bệnh, nhất là bọ trĩ hại xoài luôn là nỗi lo canh cánh của nông dân trồng xoài huyện Cam Lâm, thủ phủ trồng xoài của tỉnh Khánh Hòa

06/05/2019
Đẩy lùi nỗi lo, cho xoài thơm ngọt Đẩy lùi nỗi lo, cho xoài thơm ngọt

Việc xoài là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thực sự là một tin vui đối với nông dân Việt Nam nói chung và người trồng xoài khắp cả nước

14/08/2019
Ruồi đục trái xoài Ruồi đục trái xoài

Ruồi đục trái xoài (Oriental fruit fly) có tên khoa học là Bactrocera dorsalis (Hendel), thuộc họ Trypetidae, bộ hai cánh (Diptera). Ruồi đục trái là côn trùng

30/12/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.