Bệnh Đốm Đen - Xì Mủ
Bệnh này khá phổ biến trên các vùng trồng xoài (20%), trong những năm gần đây bệnh gây hại nhiều trên các vườn xoài trái vụ vì chúng nằm trong mùa mưa và nhất là các đợt mưa đêm.
Tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. mangeferae indicae gây ra.
Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển
Bệnh gây hại trên lá, thân và trái của nhiều giống xoài.
Khởi đầu bằng những đốm bệnh có màu nâu đen nhỏ trên lá và thân chúng lớn dần lên và có thể liên kết lại thành những vết loét bất định. Trên lá khi các vết này lớn có thể làm thành một vùng trũng xuống so với bề mặt lá.
Trên chồi non và trái có những vết nứt dọc, có màu nâu đen, đôi khi bị chảy nhựa trên những vết nứt này nên bệnh còn được gọi là xì mủ.
Bệnh phát triển nhanh và mạnh vào những tháng mưa nhiều và nhất là từ tháng 9 đến tháng 11.
Biện pháp phòng trừ
Vi khuẩn có khả năng lưu tồn lâu trong lá, cành bệnh, xác bả thực vật, nên sau khi thu hoạch cần thu dọn sạch vườn, cắt bỏ những cành và lá bệnh, rồi đem tiêu huỷ chúng.
Các loại thuốc có thể áp dụng hiệu quả phòng trị bệnh này như Champion, Kasuran, Coc 85, Kocide, Copper zine. Phun định kỳ 7 ngày/lần.
Sử dụng thuốc Kasumin hoặc Starner để phun trị.
Vì vi khuẩn thường tấn công qua vết thương nên tránh làm tổn thương cây. Nên phun thuốc sau khi cắt tỉa, thu trái và nhất là sau các trận mưa.
Đối với những giống xoài có giá trị kinh tế cao như xoài cát chu, xoài cát Hoà Lộc và tán cây cao vừa phải thì nên sử dụng bao trái chuyên dùng do Đài Loan sản xuất để bao trái rất hiệu quả trong phòng trừ bệnh này, vì loại bao này giúp thoát nước tốt và không làm gãy lông tơ trên vỏ trái.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về cây ăn trái nói chung và xoài nói riêng đang hướng tới chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, mô hình trồng xoài bao trái ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A đang được đông đảo các nhà vườn áp dụng.
Việc rải vụ không những giảm áp lực lên chính vụ, tăng thu nhập cho nhà vườn mà còn hạn chế được tình trạng “mua xoài lá” vì những người mua thường tập trung khai thác tối đa nên dễ làm cho vườn cây bị suy.
Bệnh này gây hại nghiêm trọng trên lá, hoa và trái xoài, chúng nhiễm trên hầu hết các giống xoài, lá xoài non khi chuyển từ màu đồng sang xanh sáng là giai đoạn mẫn cảm nhất, cuống lá cũng nhiễm dẫn đến hiện tượng rụng sớm. Trong trường hợp nhiễm nặng, toàn bộ chồi nhiễm bị cháy và chết khô, nhất là gặp lúc thời tiết ẩm.
Nhờ những tiến bộ mới trong công tác chọn tạo giống trong những năm gần đây, cây xoài cũng đã được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc có mùa đông lạnh. Các giống xoài mới được chọn tạo cho phù hợp với điều kiện các tỉnh phía Bắc như GL1. GL2, GL6, xoài vỏ tím, Irwin, Đài Loan... bước đầu đã khắc phục được hiện tượng không ra hoa hoặc ra hoa nhưng đậu quả kém. Để khắc phục tình trạng này, các cán bộ khoa học bộ môn cây ăn quả thuộc Viện Nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu, thí nghiệm thành công một số biện pháp thâm canh nhằm tác động làm cho cây ra hoa tập trung, đậu quả tốt, phòng chống sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh thán thư hại quả.
Sau khi thu hoạch xong và trước khi vào vụ mới cần bón phân gốc đầy đủ, để phục hồi cây sau thu hoạch, chúng ta dùng NPK hoặc phân đơn có tỷ lệ đạm và lân cao hơn kali, kết hợp các loại phân hữu cơ. Trước khi ra hoa 1,5-2 tháng cần bón tiếp 1 đợt , nên phối trộn phân bón sao cho có tỷ lệ N:P:K là 1:3:2, nghĩa là hàm lượng lân và kali phải cao để cây dễ dàng tạo mầm hoa cho vụ tới.