Biện pháp phòng trừ bọ trĩ hữu hiệu mùa khô nóng cho nhóm bầu bí
Mùa khô nóng là giai đoạn bọ trĩ phát triển mạnh, gây hại nặng cho nhiều loại cây, hoa, trái, đặc biệt là nhóm bầu bí.
Một số dạng bọ trĩ phổ biến.
Nó còn là tác nhân truyền bệnh khảm cùng với bọ dưa. Nhận biết bọ trĩ và sử dụng biện pháp phòng trừ hữu hiệu sẽ đem lại sự sinh trưởng tốt cho cây.
Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch, có tên khoa học là Stenchaetothrips biformis, thuộc họ Thripidae. Loại bọ này dù còn non hay đã trưởng thành đều rất nhỏ, chỉ dài khoảng 1mm nên không dễ phát hiện. Khi còn non, bọ trĩ không cánh, có màu xanh vàng nhạt, hình dạng giống bọ trưởng thành. Còn bọ trĩ trưởng thành có màu vàng đậm hoặc màu đen, cánh là những sợi tơ mảnh, cuối bụng thon.
Từ tháng 5 trở đi là thời điểm chính vụ của các loại cây họ bầu bí, bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng, mướp hương… Với đặc tính ưa sáng, vào mùa nắng nóng, họ bầu bí thường đạt năng suất cao và ít bệnh hại. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết này lại là môi trường lý tưởng để các loại bọ trĩ phát triển, gây hại cho nhóm cây vốn rất dễ tổn thương bởi sâu bệnh.
Bọ trĩ có khả năng gây hại ở nhiều giai đoạn sinh trưởng của các loại bầu, bí.
Bọ trĩ có khả năng gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái. Chúng chích hút nhựa làm đọt non bị khô, lá xoăn vàng, ngọn dưa chùn lại và ngóc đầu lên (đầu lân), làm rụng hoa, trái không phát triển.
Khi thời tiết càng nóng khô, môi trường thiếu nước, bọ trĩ càng phát triển mạnh. Vì thế, ngoài việc chăm sóc cây tốt, tưới đều đặn bằng cách sử dụng hệ thống phun mưa để tăng ẩm, tạo mát làm hạn chế số lượng cũng như khả năng gây hại của loại côn trùng này.
Bọ trĩ có đặc tính kháng thuốc mạnh và mau quen thuốc, vì thế cần sử dụng những loại thuốc có hiệu quả tác động tiếp xúc mạnh và phải luân phiên thuốc giữa các lần phun. Theo đó, hai trong số các loại thuốc hữu hiệu nhất hiện nay trên thị trường, được nhà nông tin dùng phải kể đến là Nouvo 3.6EC và Takare 2EC.
Nouvo 3.6EC là một trong những loại “khắc tinh” của bọ trĩ phá hoại mùa màng.
Hai loại thuốc này được sử dụng luân phiên với công thức pha lần lượt 10ml/10 lít nước (Nouvo 3.6EC) và 25ml/10 lít nước (Takare 2EC). Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao nhất, bà con nông dân nên phun thuốc vào lúc sáng sớm khi cánh bọ trĩ còn ướt, dùng bình xịt có áp suất mạnh và xịt trực tiếp lên các đọt non.
Có thể bạn quan tâm
Lớp hướng dẫn cho nông dân huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) kỹ thuật SX thuốc BVTV thảo mộc và dung dịch dinh dưỡng cho rau theo hướng hữu cơ vừa được tổ chức.
Đất phèn, đất phèn nhiễm mặn chiếm diện tích lớn trong đất canh tác lúa ở ĐBSCL, tập trung nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau.
Các nhà khoa học Trung Quốc tìm cách triển khai một đàn bọ xít ăn thịt để đối phó với sự xâm lấn của loài sâu keo mùa thu, đang đe đọa tàn phá cây trồng