Biện Pháp Phòng, Trị Một Số Bệnh Ở Dê
1. Biện pháp phòng và trị các bệnh ký sinh trùng
Dê có thể mắc các bệnh nội ký sinh (giun đũa, sán lá gan…) và các bệnh ngoại ký sinh (ghẻ, ve, rận…).
Để phòng các bệnh này, cần tuân thủ các biện pháp sau đây:
- Luôn đảm bảo chuống nuôi sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tuần nên quét dọn phân trên nền chuống và rắc vôi bột một lần. Một quý nên tổng vệ sinh, sát trùng chuống nuôi, tiêu độc rãnh phân và sân chơi một lần.
- Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, bảo đảm đủ nước uống sạch sẽ. Không sử dụng các loại thức ăn ôi thiu, ẩm, mốc
Điều trị:
+ Đối với bệnh giun sán: định kỳ tẩy giun san 6 tháng một lần
+ Đối với bệnh do ghẻ: cần tách những con bị bệnh ra khỏi đàn, cắt lông chỗ bị ghẻ, cạo sạch vẩy mụn và bôi Cythion 5% hoặc Ivermectin
+ Đối với ve, rận: dùng credin hoặc dầu thông bôi vào chỗ ve, rận đốt. Có thể sử dụng Chlorfenvinphos 0,5% để diệt trứng.
2. Bệnh viêm phổi ở dê
Bệnh viêm phổi ở dê thường xuất hiện vào những thời kỳ chuyển mùa từ thu sang đông hoặc đầu mùa xuân. Các yếu tố bất lợi của môi trường như nhiệt độ thấp, gió lùa, chuồng trại ẩm ướt, chật, mất vệ sinh, dê dính mưa… làm tăng tỷ lệ dê mắc bệnh.
Dê bị bệnh có biểu hiện sốt cao, kém ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nằm một chỗ, có thể chảy nước dãi, nước mũi, ho và khó thở. Trường hợp bệnh nặng và không điều trị kịp thời dê dễ bị chết. Bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính, trông ốm yếu, gầy còm và rất khó hồi phục lại.
Phòng bệnh:
- Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Định kỳ tẩy uế chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%;
- Cho dê ăn uống tốt, bảo đảm đủ dinh dưỡng; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ;
- Phát hiện sớm những con dê bị bệnh, nuôi cách ly và điều trị kịp thời.
Điều trị
- Điều trị nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4 – 5 ngày liên tục.
+ Tylosin, liều 11 mg/kg khối lượng/ngày
+ Gentamycine, liều 15 mg/kg khối lượng/ngày;
+ Streptomycine, liều 30 mg/kg khối lượng/ngày.
- Trợ sức và hộ lý:
+ Dùng vitamin B1, vitamin C;
+ Truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn hoặc ngọt đẳng trưởng;
+ Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
3. Hội chứng tiêu chảy ở dê
Hội chứng tiêu chảy rất thường gặp ở dê non. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, vi rút. Nhưng nhiều khi do giun đũa hoặc cầu trùng.
Bệnh thường phát vào những ngày nóng, quá lạnh hoặc mưa nhiều, ẩm ướt. Tỷ lệ mắc bệnh cao khi nhốt dê trong điều kiện chật chội, vệ sinh kém; thức ăn kém chất lượng, bị bẩn, ướt, thối, mốc.
Dê bệnh bị tiêu chảy với các mức độ khác nhau, có khi phân rất loãng, mùi hôi thối, hậu môn dính bê bết phân. Dê bị mất nước, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, tai lạnh, mắt nhợt nhạt.
Phòng bệnh:
- Nuôi dưỡng tốt dê non: cho ăn đủ sữa và thức ăn chất lượng tốt; uống nước sạch;
- Luôn giữ chuồng nuôi ấm áp, khô ráo và sạch sẽ. Cần tập trung phân ủ để diệt trứng giun sán.
Điều trị:
- Trước khi tiến hành điều trị bệnh, cần xem xét nguồn thức ăn, nước uống: thức ăn ôi, mốc; sữa để lạnh, dụng cụ chứa sữa không hợp vệ sinh; nước uống bẩn… để loại trừ.
- Trường hợp bệnh nặng, ở dê non, có thể sử dụng Cloroxit, liều 4 – 8 viên/ngày, cho uống làm 2 lần. Đối với dê trưởng thành, nên tiêm Genta-Tylan hoặc Colistin, liều 5 – 7 ml/con.
- Trường hợp bệnh nhẹ, có thể cho dê ăn hoặc giã nát, vắt lấy nước cho dê uống các loại lá chát như lá hồng xiêm, lá ổi, lá chè xanh.
Có thể bạn quan tâm
Trong những ngày nghỉ lễ, người nông dân vùng Đông Bắc tỉnh đã liên tiếp đón nhận niềm vui khi trời đổ cơn mưa lớn giúp hàng ngàn ha cây trồng được giải hạn.
Sáng 4.5, tại xã Cát Lâm (Phù Cát - Bình Định), Sở NN&PTNT đã phối hợp với Công ty TNHH Hạt giống Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ giới thiệu 3 giống bắp lai triển vọng CP331,CP333 và CP501 đã được 16 hộ dân ở địa phương sản xuất trên diện tích 2 ha (diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển sang cây trồng cạn) trong vụ ĐX 2014 - 2015.
Được sự giới thiệu của một số người bạn và sự chỉ dẫn nhiệt tình của bà con nông dân thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, chúng tôi dễ dàng tìm đến được mô hình trồng măng tây xanh của chị Phan Thị Điệu, một xã viên Hợp tác xã Phú Thái.
Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, xuất khẩu cà phê trong tháng 4 chỉ đạt gần 16.540 tấn với kim ngạch gần 43,3 triệu USD, giảm gần 250 tấn so với tháng 3-2015. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2015 thì Đồng Nai xuất khẩu được hơn 66 ngàn tấn với tổng giá trị 154,3 triệu USD, đạt hơn 70% về lượng và trên 80% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Vài năm gần đây trên địa bàn huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, nhiều hộ dân đã trồng loại cà tím giống mới của Thái-lan và Nhật Bản thay thế cho giống cà tím ruột trắng của địa phương, mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn.