Biển của ta, ta đánh bắt!
Đánh bắt hợp pháp, hà cớ gì phải sợ
Chúng tôi có mặt tại cảng cá Kỳ Hà, xã Tam Quang (Núi Thành, Quảng Nam), không khí tàu thuyền ra vào cảng nhộn nhịp. Việc Trung Quốc ra thông báo cấm đánh bắt trên biển Đông, bà con có biết chuyện này nhưng chẳng để ý đến, bởi ai cũng có chung một quan điểm: Biển của mình, mình đánh bắt hợp pháp thì sợ gì ai.
Trở về sau chuyến đi biển 16 ngày, đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, ông Bùi Xuân Thành, thôn An Hải Tây, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, chủ tàu mang số hiệu Qna 91991 TS, có công suất 320 CV đánh bắt được 11 tấn cá. Do mới cập bờ tối qua, nên chưa bán hết hải sản, hiện tàu đang nằm ở cảng chờ thương lái đến thu mua.
Ông Thành cho biết: Những ngày đánh bắt trên biển, tàu ông mới ra được 3 ngày thì bị tàu Cảnh sát biển Trung Quốc rượt đuổi, tuy nhiên 14 thuyền viên trên tàu không hề lo sợ. Tàu của ông vẫn bám biển, đánh bắt khi nào hầm chứa đầy cá thì mới cập bờ.
Hỏi về việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá, ông Thành cho hay: Đây là hoạt động thuyền xuyên của Trung Quốc đưa ra hàng năm, nhưng ngư trường truyền thống của bà con miền Trung là khu vực Trường Sa, Hoàng Sa. Ngư trường này bao đời cha ông đã khai thác. “Biển của chúng ta thì ra đánh bắt, chứ có phải ăn trộm, ăn cướp gì đâu mà sợ”, ông Thành khẳng khái.
Đang chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quảng, chủ tàu cá mang số hiệu Qna 91108 TS cùng 14 thuyền viên chuẩn bị vươn khơi. Ông Tuấn cho biết: Chuyến ra khơi vừa rồi kéo dài 14 ngày, tổng sản lượng đánh bắt được hơn 12 tấn cá nục và cá ngừ, bán được 250 triệu đồng, trừ phí tổn thu được 100 triệu đồng.
Sau khi vào bờ 1 ngày, bán cá xong thì tàu của ông nhanh chóng ra khơi. Và đến trưa, tàu đã rời cảng Kỳ Hà, ra Hoàng Sa đánh bắt. “Cứ ngồi đó nghe lệnh cấm của Trung Quốc không vươn khơi thì lấy gì mà ăn. Tôi tin nhà nước sẽ có những hành động bảo vệ ngư dân làm ăn chân chính”, ông Tuấn tâm sự.
Ghi nhận tại cảng cá Thọ Quang, TP Đà Nẵng, nhiều tàu cá ngư dân miền Trung vẫn ra vào tấp nập. Anh Trần Việt Huy, ở Quảng Ngãi, chủ tàu Qng 98649 TS vừa cập bờ cùng các lao động trên tàu khẩn trưởng vá lưới để tiếp tục ra khơi. Anh Huy cho hay: Đây là vụ cá nam, vụ chính trong năm, phải tranh thủ ra khơi để đánh bắt.
Hỏi về chuyện Trung Quốc cấm đánh bắt cá, anh Huy xem đó là chuyện thường vì năm nào Trung Quốc cũng ra thông báo vô lý như thế. “Mấy hôm nay có nghe thông tin cấm đánh bắt, nhưng chúng tôi không để ý lắm. Đây là ngư trường truyền thống, mình cứ vươn khơi, cớ chi phải sợ”, anh Huy bày tỏ.
"Anh em chúng tôi ngoài khơi cũng đoàn kết lắm, mỗi lần có việc gì là liên hệ, hỗ trợ cho nhau", anh Huy nói.
Cần tăng cường bảo vệ ngư dân
Trao đổi với ông Nguyễn Đỗ Tám, PGĐ Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng về Trung Quốc cấm đánh bắt trên biển Đông có ảnh hướng đến ngư dân vươn khơi đánh bắt không? Ông Tám cho biết: Việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá là hoạt thường niên, và không ảnh hướng đến ngư dân Đà Nẵng.
Nói về lệnh cấm khai thác hải sản trên biển Đông của Trung Quốc, ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam cho biết: Chúng tôi kịch liệt lên án, phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của phía Trung Quốc, vì lệnh cấm vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.
“Tôi cũng đề xuất các cơ quan Trung ương, tăng cường lực lượng bảo vệ trên biển để bà con yên tâm. Bà con cũng nhận thức được sự phi lý của Trung Quốc nên quyết tâm khai thác thắng lợi vụ cá nam. Bên cạnh đó ngư dân Quảng Nam quyết tâm bám biển để bảo vệ ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo”, ông Tấn nói.
Có thể bạn quan tâm
100 gram có giá đến 3 triệu đồng, nên yến sào được mệnh danh như “vàng trắng”. Nuôi yến mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng không phải ai cũng thành công. Có người đầu tư cả tỷ bạc, nhưng đành trắng tay khi loài chim “khó tính” này không chịu đến ở.
Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.
Vịt thích hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau, có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vườn cây), nuôi nhốt kết hợp với nuôi cá (cá - vịt) hoặc nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát. Là giống vịt chuyên trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam.
Ngày 29/11/2013, tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (Trung tâm) kết hợp với Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học (GIZ) tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ Bạc Liêu) đã tổ chức tổng kết lớp tập huấn canh tác dưa hấu trong khuôn khổ lớp tập huấn lúa - màu (lúa - dưa hấu).
Thăm vườn dừa xiêm lùn tươi tốt rộng gần 1 hécta của ông Trần Văn Nhẫn, ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bắt đầu cho thu hoạch, nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi vì đây vốn là vùng đất ngập mặn bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Trong vườn có ao nuôi cá, có nhà thủy tạ nghỉ mát.