Nho
Trang chủ / Cây ăn trái / Nho

Bí quyết trồng nho cho trái căng tròn, mọng nước, ít sâu bệnh

Bí quyết trồng nho cho trái căng tròn, mọng nước, ít sâu bệnh
Tác giả: Bích Phượng
Ngày đăng: 08/09/2016

Cây nho (Vitis vinifera) hiện được trồng phổ biến ở các nước thuộc vùng ôn đới và bán ôn đới.

Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Kỹ thuật trồng nho không khó nhưng cần chăm sóc và bón phân tỉ mỉ tránh sâu bệnh.

Trồng nho

Nắm vững kỹ thuật trồng nho sẽ cho năng suất cao nhất

Giống nho đang được trồng phổ biến Nh01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal ...

dùng cho ăn tươi, giống NH02-90 dùng chế biến rượu.

Mật độ trồng nho tùy thuộc vào giống và đất trồng: 1,5-2 x 2-2,5 m.

Trước khi trồng, bón cho mỗi hố 10-15 kg phân chuồng hoai và 0,5-1 kg “Lân Đầu Trâu bón lót” hoặc Supe lân.

Bón phân cho nho

Cây nho cần khoảng 10-12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn.

Thời kỳ này loại phân thích hợp là NPK 20-20-15 + TE Đầu Trâu.

Những tháng đầu sau trồng có thể pha 30-50g phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho.

Các tháng sau có thể  bón trực tiếp vào đất với lượng 75-100 kg/ha/lần, định kỳ 1-1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón.

Làm giàn tạo tán cho nho

Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc.

Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ.

Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới – cành cấp 1.

Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng.

 

Cần tỉa cành, tạo tán cho nho khi cây trưởng thành

Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp hai - cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng.

Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh  gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành  đè lẫn lên nhau.

Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối ...

Cắt cành xử lý ra hoa

Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau).

Những cành to khỏe dài hơn 1mthì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.

Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái.

Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm, trên các chùm cần tỉa bỏ các trái bị dị tật, méo, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.

Xới xáo

Cần chăm sóc, xới xáo, tưới nước, bón phân hợp lý, đúng thời kỳ

Dưới tán giàn nho thường ít cỏ, mặt đất không phơi ra nắng, ít bị mất nước, đóng váng.

Tuy nhiên điều tra ở Nha Hố cho thấy 70% các người trồng nho xới đất mỗi vụ một lần để phá bỏ một phần bộ rễ cũ, tái tạo bộ rễ mới kết hợp bón phân, trộn đều vào đất.

Tưới nước

Tưới nước là một kỹ thuật quan trọng cùng với phân bón quyết định năng suất.

Tưới chỉ cần thiết vào vụ nắng và về mùa mưa có khi cũng phải tưới.

Đất thịt tưới nhiều nước hơn nhưng số lần tưới ít thường cách 10 - 15 ngày tưới một lần, nhưng thời kỳ ra hoa quả, sau 7 - 10 ngày đã lại cần tưới.

Đất cát tưới một lượng nước ít hơn nhưng số lần tưới phải nhiều hơn, thường 5 - 7 ngày phải tưới một lần; khi lá nhiều, ra hoa quả - mỗi lần tưới chỉ cách nhau 3 đến 5 ngày.

Thu hoạch

Sau khi thu hoạch nho không chín thêm nữa.

Đây là một nhược điểm vì nhiều trái cây khác như chuối, đu đủ, bơ, dứa v.v...

có thể hái khi trái chưa chín, còn cứng, chịu được vận chuyển.

Nho thì phải đợi chín mới thu hoạch được.

Do đó phải chọn những giống thịt cứng, vỏ dày, dễ vận chuyển, nếu muốn bán các giống nho ăn tươi.

Năng suất tùy giống, tùy vụ, tùy mức độ chăm sóc.


Có thể bạn quan tâm

Các loại bệnh chính trên nho - Phần 1 Các loại bệnh chính trên nho - Phần 1

Các loại bệnh chính trên nho - Phần 1

08/09/2016
Các loại bệnh chính trên nho - Phần 2 Các loại bệnh chính trên nho - Phần 2

Các loại bệnh chính trên nho - Phần 2

08/09/2016
Phương pháp xử lý hoa cho nho xanh ra nhiều trái Phương pháp xử lý hoa cho nho xanh ra nhiều trái

Ở Việt Nam, Nho Ninh Thuận được mệnh danh là xứ sở của nho. Nhiều nhà đã làm giàu từ nho, dưới đây là những kinh nghiệm trồng nho xanh của bà con Ninh Thuận.

08/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.