Các loại bệnh chính trên nho - Phần 2
3/ Nhện vàng: Phyllocoptes vitis Nal.
Xuất hiện sau khi cành ra lá non, trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong.
Nông dân còn gọi là “Bệnh” vằn ri hay chân gà
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+ Sử dụng các loại thuốc chuyên trị nhện như: Comite 73 EC; Admire 050 EC; Bitadin…
4/ Nhện đỏ: Eotetranychus carpini.
Xuất hiện trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong.
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: Comite 73 EC; Kenthane 18,5 EC; Kulumus 80 DF….
+ Chú ý nhện đỏ gây hại mặt trên lá do đó phải phun đều mặt trên lá.
5/ Rệp sáp: Ferrisiana virgata.
Thường bám trên cành hoặc trên lá già.
Nông dân còn gọi là rầy đu đủ, rầy bông.
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Vườn nho thường bị rệp sáp: cần phải rửa cành kỹ sau khi cắt cành.
+ Sử dụng các loại thuốc sau: Applaud 10 WP; Actara 25 WP; DC Tron Plus 98,8 EC……
IV. Thu hoạch:
a. Thời điểm thu hoạch:
+ Thu hoạch: vào sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 100-115 ngày, tuỳ theo mùa.
+ Đúng màu sắc của giống: màu đỏ tươi, đỏ sậm.
Màu đỏ đều chùm quả.
+ Ăn có vị ngọt, mùi thơm
b. Phân loại chùm quả:
+ Sau khi thu hoạch tỉa bỏ trái nhỏ, bị bệnh, trái nứt .
+ Phân loại dựa vào kích cở chùm, màu sắc quả, độ sạch bệnh theo yêu cầu khách hàng (chặt chùm, hay thưa cùm).
c. Đóng gói bảo quản:
+ Xử lý chùm quả bằng cách mgâm trong dung dịch Anolyte từ 5-10 phút nhằm tẩy rữa vết bẩn và sâu bệnh bám trên vỏ quả, làm khô trước khi bỏ vào thùng.
+ Vận chuyển xa, nho chất lượng cao nên đóng trong thùng xốp, carton có đục lổ 2 bên cạnh thùng ( trọng lượng chứa 10 kg).
Tốt nhất là vận chuyển bằng xe lạnh để làm mát có nhiệt độ từ 3-50C.
+ Vận chuyển gần có thể cho vào thùng carton (20-30 kg).
+ Dán tem nhãn, logo theo quy định của Hiệp hội sản xuất và kinh doanh nho Ninh Thuận.
Có thể bạn quan tâm
Sâu hệnh hại chính trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong sản xuất nho an toàn