Các loại bệnh chính trên nho - Phần 1

B. CÁC LOẠI BỆNH CHÍNH TRÊN NHO:
1/ Bệnh Mốc Sương:(Downy mildew) do nấm Plasmopara viticola.
Nông dân còn gọi là bệnh nấm vàng, nấm trắng, nấm lá.
Phòng trị: + Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Ngắt bỏ lá bệnh đem đi tiêu hủy.
+ Sử dụng một số loại thuốc như sau: Thuốc gốc đồng Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Metaxyl 25WP; Melody 66,75 WP; Bayfidan 250EC; Tilt 250 ND; Aliette 800 WP; Daconil 75 WP…
2 / Bệnh Phấn trắng: (Powdery mildew) do nấm Uncinula necator
Nông dân còn gọi là bệnh nấm xám, bột xám xuất hiện trên lá và cành nho. Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Sử dụng một số loại thuốc như sau: Melody 66,75 WP; Anvil 5SC; Sumi- eight 12,5 WP; Score 250 EC; Topsin M 70 WP….
3/ Bệnh nấm cuống : do nấm Diplodia sp.
Thường xuất hiện khi có mưa, độ ẩm cao.
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Các loại thuốc có thể sử dụng: Melody 66,75 WP; Bayfidan 250 EC; Sumi eight 12,5 WP; Score 250 EC; Aliette 800WP….
4/ Bệnh rỉ sắt: do nấm Kuehneola vitis .
Thường xuất hiện trên lá già, khi có độ ẩm cao. Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Một số loại thuốc có hiệu quả: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Sumi eight 12,5 WP; Tilt 250 ND…
5/ Bệnh thán thư: (Anthracnose) do nấm Elsinoe ampelina.
Thường xuất hiện vào mùa mưa và khi trời có sương ban đêm.
Nông dân còn gọi là bệnh ung thư, đốm mắt chim, bệnh thẹo quả.
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Một số loại thuốc hạn chế được bệnh: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Topsin M70WP; Score 250 EC….
C. Các loại sâu hại chính trên nho:
1/ Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua).
Thường xuất hiện khi lá nho còn non, vào lúc trời khô hanh, độ ẩm thấp.
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+ Dùng tay bắt và giết sâu, giết ổ trứng, cắt bỏ các lá có sâu mới nở.
+ Dùng các loại thuốc sinh học đặc trị như: NPV, Seba, Aztron, Delfin, Bitadin .…Các loại thuốc hoá học: Mimic 20F, Match 050EC, Atabron 5EC…
2/ Bọ trĩ : Thrips spp.
Xuất hiện khi trời khô hanh, nắng nóng kéo dài.
Nông dân hay gọi là rầy ri hay rầy lửa
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+ Không nên để vườn nho khô, tưới nước để hạn chế bọ trĩ.
+ Phun luân phiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Vibamec 1,8 EC; Vertimec 1,8 và các loại thuốc khác như dầu phun DC Tron Plus 98,8 EC; các loại thuốc thuốc hóa học như: Admire 050EC, Actara 25 WP…
Có thể bạn quan tâm

Sâu hệnh hại chính trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong sản xuất nho an toàn
Tin thuộc Nho

Đạm, lân và kali là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của cây. Tuy nhiên, các loại cây trồng khác nhau và ở các thời kỳ khác nhau sẽ có nhu cầu khác.

Giống nho xanh NH 01-48 được ghép trên giống nho dại nên có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán, ngập lụt rất cao.

Giống nho mới NH01-26 có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Ninh Thuận, chống chịu với sâu bệnh, khả năng ra hoa và đậu quả ổn định.

Trước đây ở miền Bắc chỉ lác đác một số gia đình có giàn nho nhỏ kiểu như giàn mướp trồng để ăn chơi chứ không hề có vùng sản xuất hàng hóa.

Nho là cây trồng có giá trị kinh tế cao; tuy nhiên cây thường hay bị bệnh mốc sương là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm có thể gây mất mùa.

Việc trồng nho lấy lá cho thu nhập cao đạt trên 150 triệu/ha/năm, thậm chí cao hơn hẳn trồng nho lấy quả là thực tế tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận,...

Nho là cây trồng đặc thù và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân tại Ninh Thuận.