Bị hàng xóm cho là dở người khi chặt hồng xiêm trồng bưởi Diễn

Ông Nguyễn Văn Hồng bên những cây bưởi Diễn trĩu quả sắp vào kỳ thu hoạch.
Ông Hồng lý giải: “Tôi về Đông Anh, thấy nhà đứa cháu họ trồng 500 gốc bưởi Diễn mà mỗi năm thu tới 500 triệu đồng thì ham và quyết làm theo”.
Năm 2006, sau khi phá vườn cây ăn quả, ông Hồng bỏ tiền mua gần 30 xe ô tô đất phù sa về cải tạo vườn tược cũng như tăng độ màu mỡ cho đất, trước khi trồng bưởi.
Ông đã nhờ người cháu sang tận xã Phú Diễn (Hà Nội) đặt mua 500 cây bưởi giống.
Suốt 3-4 năm đầu ông Hồng kiên trì chăm chút vườn bưởi.
Số tiền tích cóp mấy trăm triệu đồng ông đổ hết vào vườn bưởi.
Trời đã không phụ công ông, khi bước sang năm thứ 5, tính từ ngày trồng, những cây bưởi bắt đầu cho quả bói.
Ông Hồng kể, vụ thu hoạch bưởi bói đầu tiên ấy, tất cả được khoảng 4.500 quả.
Số tiền 80 triệu đồng thu được từ việc bán bưởi vụ bói là dấu hiệu báo tin mừng ông Hồng đã thành công.
“Vụ bưởi thứ 2 tôi mừng đến rơi nước mắt khi thu được tới hơn 7.000 quả, với giá bán buôn tại vườn là 22.000 đồng/quả, tổng số tiền tôi thu được là hơn 150 triệu đồng.
Sang vụ thứ 3, tổng thu nhập khoảng hơn 200 triệu đồng...”-ông Hồng khoe.
Những tháng cuối năm 2015 này, ông Hồng cho hay, những cây bưởi hiện giờ đã ở tuổi lên 9, cây cao, cành tán tỏa rộng, vì vậy mà lượng quả trên mỗi cây đều rất sai, có cây đạt tới 50-70 quả.
Những cây được coi là đậu ít hoa cũng có tới 30-40 quả… Toàn bộ vườn bưởi của gia đình đã được một thương lái bao tiêu hết.
Theo ước tính của ông Hồng, toàn bộ vườn bưởi với khoảng 25.000 quả sẽ mang lại nguồn thu cho gia đình ông lên tới hơn 650 triệu đồng - một số tiền lớn so với mặt bằng chung thu nhập làm nông nghiệp ở nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.

Dù cao su vào chu kỳ khai thác nhưng giá xuống quá thấp, tiền bán mủ không đủ chi phí, người trồng cao su tại huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) phải chặt bỏ. Ân hận vì chạy theo phong trào trồng cao su một cách tự phát thì đã muộn…

Sau khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đến nay, ở Cà Mau, một số nông dân nắm bắt kịp thời kỹ thuật nuôi tôm đã trở thành tỷ phú. Nhưng vẫn còn hàng ngàn gia đình lao đao, nợ nần, khốn khó... Nguyên nhân do đâu?

Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) phối hợp Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang vừa đến huyện Châu Phú và An Phú khảo sát tình hình nông dân đăng ký nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ở Trung Quốc, nhu cầu nuôi cá lồng ngoài khơi chưa bao giờ cấp thiết như hiện nay vì mật độ tập trung quá lớn của các lồng nuôi truyền thống ở các khu vực ven biển.