Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi dê

Bệnh Viêm Phổi Ở Dê, Cừu

Bệnh Viêm Phổi Ở Dê, Cừu
Ngày đăng: 25/07/2013

Bệnh thường xuyên xảy ra trong đàn dê, cừu khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm (cuối thu sang đông) hoặc từ lạnh sang nóng ẩm (cuối xuân sang hè). Bệnh thường xuyên xảy ra ở dê, cừu non, làm chết với tỷ lệ cao, gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do vi khuẩn nhiễm phổi kết hợp với các tạp khuẩn khác có sẳn trong đường hô hấp của dê, cừu.

Vi khuẩn từ dê, cừu bệnh được thải ra môi trường theo dịch chảy ra từ mũi, miệng của chúng. Vi khuẩn có thể tồn tại từ 1-3 ngày trong môi trường, thường bị diệt dưới ánh nắng mặt trời và các thuốc sát trùng thông thường (nước vôi 10%, vôi bột).

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh của dê, cừu là 3-4 ngày.

Dê cừu bệnh thể hiện: thời gian đầu sốt cao: 41-45,5°C kéo dài 3 ngày, nước mắt dịch mũi chảy liên tục, ăn kém hoặc bỏ ăn , niêm mạc mắt đỏ sẩm, thở khó tăng dần, ho nhiều, từ ho khan đến ho khạc ra dịch mũ khi bệnh đã trở nên trầm trọng.

Dê cừu bị bệnh cấp tính thường chết nhanh, từ 4-6 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên.

Dê, cừu trưởng thành bị bệnh mãn tính kéo dài, gầy yếu dần, ho thở ngày một nặng và thường chết sau 30-45 ngày vì xung hô hấp.

Bệnh tích

Mỗ khám dê bệnh thấy: niêm mạc mũi, phế quản và tiểu phế quản tụ huyết xuất huyết, có nhiều dịch và bọt khí, các trường hợp có nhiễm ghép tụ cầu khuẩn thì đều có dịch mủ trong các phết tiểu phế nang và tiểu thuỳ phối.

Các trường hợp mãn tính thấy: Có màng giả ở niêm mạc phế quản và một số tiểu thuỳ phổi viêm xơ hoá có màu nâu đỏ như màu thịt gọi là "nhục hoá".

Cách lây lan

Bệnh lây lan theo đường hô hấp: Dê khoẻ hít thở không khí có mầm bệnh sẽ bị bệnh.

Bệnh phát sinh nhiều vào thời gian vụ đông xuân khi thời tiết lạnh ẩm.

Phát hiện bệnh

Các dấu hiệu lâm sàng ở dê: sốt cao, thở khó và ho tăng dần, có dịch mũi chảy ra từ mũi,...Giúp cho viẹc xác định bệnh.

Các xét nghiệm vi khuẩn từ bệnh phẩm giúp cho việc xác định vi khuẩn gây bệnh.

Điều trị

Dùng phối hợp hai kháng sinh sau đây:

- Tiamulin: dùng liều 1ml cho 10kg thể trọng, dùng liên tục trong 5-6 ngày.

- Oxytetracylin: có thể dùng loại chậm hoặc nhanh với liều 30mg cho 1kg thể trọng dê, dùng thuốc liên tục 5-6 ngày.

Chú ý: Hai kháng sinh trên không được tiêm chung một ống tiêm vì sẽ làm kết tủa thuốc.

- Dùng các loại thuốc trợ sức: Vitamin B2, Vitamin C và cafein.

Phòng bệnh

Phát hiện sớm dê, cừu ốm để cách ly và điều trị kịp thời.

Giữ chuồng trại khô sạch, kín ẩm mùa đông và thoáng mát mùa hè.

Tiêm vacxin phòng bệnh cho dê khi có điều kiện. Hiện nay vacxin chưa được sản xuất ở nước ta và cũng chưa được nhập nội


Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa bệnh uốn ván ở bê mới sinh hay cừu, dê non trong thời gian chăn nuôi Phòng ngừa bệnh uốn ván ở bê mới sinh hay cừu, dê non trong thời gian chăn nuôi

Bệnh uốn ván ở bê mới sinh hay cừu, dê non là do dụng cụ cắt rốn không được khử trùng hoặc do sử dụng sợi garo buộc không sạch khiến trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn gây bệnh.

28/03/2016
Nuôi dưỡng và chăm sóc dê sơ sinh đến khi cai sữa Nuôi dưỡng và chăm sóc dê sơ sinh đến khi cai sữa

Khi nuôi dê cần biết, thông thường sau khi sinh dê mẹ sẽ liếm dê con giúp làm ấm dê con, khích thích sự hô hấp và sự tuần hoàn máu ra ngoài da.

28/12/2015
Loài dê sản sinh ra protein như tơ nhện trong sữa Loài dê sản sinh ra protein như tơ nhện trong sữa

Loài dê sản sinh ra một loại protein như tơ nhện trong sữa có thể giúp các nhà nghiên cứu thu được lượng tơ lớn hơn.

13/04/2016
Khả năng vi khuẩn M. agalactiae xâm nhập vào tai dê Khả năng vi khuẩn M. agalactiae xâm nhập vào tai dê

Các nhà nghiên cứu tại Tây Ban Nha đã nghiên cứu sự hồi phục của vi khuẩn Mycoplasma agalactiae trong tai của dê bị nhiễm qua tuyến vú.

18/04/2016
Các nhà khoa học quan ngại về thuốc tăng trọng trong chăn nuôi Các nhà khoa học quan ngại về thuốc tăng trọng trong chăn nuôi

Ngày 18/9, các nhà khoa học cho biết các loại thuốc sử dụng trong chăn nuôi nhằm tăng trọng lượng cho gia súc, gia cầm và ngăn ngừa dịch bệnh có thể làm xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

22/04/2016