Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi dê

Bệnh Viêm Phổi Ở Dê, Cừu

Bệnh Viêm Phổi Ở Dê, Cừu
Publish date: Thursday. July 25th, 2013

Bệnh thường xuyên xảy ra trong đàn dê, cừu khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm (cuối thu sang đông) hoặc từ lạnh sang nóng ẩm (cuối xuân sang hè). Bệnh thường xuyên xảy ra ở dê, cừu non, làm chết với tỷ lệ cao, gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do vi khuẩn nhiễm phổi kết hợp với các tạp khuẩn khác có sẳn trong đường hô hấp của dê, cừu.

Vi khuẩn từ dê, cừu bệnh được thải ra môi trường theo dịch chảy ra từ mũi, miệng của chúng. Vi khuẩn có thể tồn tại từ 1-3 ngày trong môi trường, thường bị diệt dưới ánh nắng mặt trời và các thuốc sát trùng thông thường (nước vôi 10%, vôi bột).

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh của dê, cừu là 3-4 ngày.

Dê cừu bệnh thể hiện: thời gian đầu sốt cao: 41-45,5°C kéo dài 3 ngày, nước mắt dịch mũi chảy liên tục, ăn kém hoặc bỏ ăn , niêm mạc mắt đỏ sẩm, thở khó tăng dần, ho nhiều, từ ho khan đến ho khạc ra dịch mũ khi bệnh đã trở nên trầm trọng.

Dê cừu bị bệnh cấp tính thường chết nhanh, từ 4-6 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên.

Dê, cừu trưởng thành bị bệnh mãn tính kéo dài, gầy yếu dần, ho thở ngày một nặng và thường chết sau 30-45 ngày vì xung hô hấp.

Bệnh tích

Mỗ khám dê bệnh thấy: niêm mạc mũi, phế quản và tiểu phế quản tụ huyết xuất huyết, có nhiều dịch và bọt khí, các trường hợp có nhiễm ghép tụ cầu khuẩn thì đều có dịch mủ trong các phết tiểu phế nang và tiểu thuỳ phối.

Các trường hợp mãn tính thấy: Có màng giả ở niêm mạc phế quản và một số tiểu thuỳ phổi viêm xơ hoá có màu nâu đỏ như màu thịt gọi là "nhục hoá".

Cách lây lan

Bệnh lây lan theo đường hô hấp: Dê khoẻ hít thở không khí có mầm bệnh sẽ bị bệnh.

Bệnh phát sinh nhiều vào thời gian vụ đông xuân khi thời tiết lạnh ẩm.

Phát hiện bệnh

Các dấu hiệu lâm sàng ở dê: sốt cao, thở khó và ho tăng dần, có dịch mũi chảy ra từ mũi,...Giúp cho viẹc xác định bệnh.

Các xét nghiệm vi khuẩn từ bệnh phẩm giúp cho việc xác định vi khuẩn gây bệnh.

Điều trị

Dùng phối hợp hai kháng sinh sau đây:

- Tiamulin: dùng liều 1ml cho 10kg thể trọng, dùng liên tục trong 5-6 ngày.

- Oxytetracylin: có thể dùng loại chậm hoặc nhanh với liều 30mg cho 1kg thể trọng dê, dùng thuốc liên tục 5-6 ngày.

Chú ý: Hai kháng sinh trên không được tiêm chung một ống tiêm vì sẽ làm kết tủa thuốc.

- Dùng các loại thuốc trợ sức: Vitamin B2, Vitamin C và cafein.

Phòng bệnh

Phát hiện sớm dê, cừu ốm để cách ly và điều trị kịp thời.

Giữ chuồng trại khô sạch, kín ẩm mùa đông và thoáng mát mùa hè.

Tiêm vacxin phòng bệnh cho dê khi có điều kiện. Hiện nay vacxin chưa được sản xuất ở nước ta và cũng chưa được nhập nội


Related news

Kỹ Thuật Nuôi Dê Sữa Kỹ Thuật Nuôi Dê Sữa

Ở nước ta hiện nay có khoảng trên 800 nghìn con dê, nhưng chủ yếu là dê cỏ nuôi để lấy thịt. Nhưng nếu biết chọn lọc thì mỗi con dê có thể cho 0,5 lít/ngày với chu kỳ cho sữa là 90-105 ngày.

Friday. January 13th, 2012
Bài 1: Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Dê Bài 1: Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Dê

Dê là một loài gia súc rất quan trọng ở các nước đang phát triển, đặc biệt châu á và châu phi. Gần 94% quần thể dê của thế giới 557 triệu con. Hiện có thuộc các nước đang phát triển với 322 triệu con ở Châu Á, Châu Phi 174 triệu con, Trung và Bắc Mỹ 14 triệu con, Nam Mỹ 23 triệu con, Châu Âu 15 triệu con, Châu Ðại Dương 1,9 triệu con và Liên Xô cũ 6,4 triệu con.

Thursday. January 6th, 2011
Bài 3: Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Cho Dê Bài 3: Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Cho Dê

Nhu cầu dinh dưỡng là nền tảng cho việc tồn tại, hoạt động và tạo ra sản phẩm của dê. Cung cấp đầy đủ, hợp lý nhu cầu về vật chất khô, năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác là một việc làm hết sức quan trọng trong chăn nuôi dê.

Thursday. January 6th, 2011
Bài 5: Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Dê Bài 5: Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Dê

Dê là vật nuôi dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, tuy nhiên khả năng sản xuất của chúng phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống trong đó có yếu tố chuồng trại, đặc biệt đối với các giống cao sản.

Thursday. January 6th, 2011
Kỹ Thuật Nuôi Dê Bách Thảo Kỹ Thuật Nuôi Dê Bách Thảo

Dê ăn được nhiều cỏ, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Có thể nuôi dê nhốt tại chuồng hoặc chăn thả trên đồi núi. Dê mắn đẻ, ít bệnh, cho nhiều thịt và sữa, có khả năng cải tạo đàn dê Cỏ nhỏ con, chậm lớn. Nuôi dê cần ít vốn, tốn ít công, thu nhập nhanh và nhiều hơn dê Cỏ. Tận dụng lao động và điều kiện tự nhiên của miền đồi núi.

Tuesday. August 28th, 2012