Bệnh tiêu chảy ở lợn con do khuẩn E.Coli - Phần 2 (Phần cuối)
3. Những bệnh đồng hành ở lợn con khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy vì vi khuẩn E.Coli lợn con thường mắc một số chứng bệnh sau:
- Sốt, nhất là ở những nơi dịch sốt đang phát triển mạnh.
- Nhiễm Coliform.
- Viêm ruột kết.
- Nhiễm ký sinh trùng.
- Tiêu chảy vì Porcine (PED).
- Viêm nhiễm Rotavirus.
- Tiêu chảy vì Spirochaetal.
- Bệnh lỵ.
4. Chẩn đoán - chữa trị và phòng bệnh
Để điều trị khỏi bệnh người ta làm phép thử phân để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Đơn giản bằng cách ngâm giấy có chứa khuẩn E.Coli vào dịch kiềm (màu xanh) nếu nhiễm E.Coli thì nó sẽ chuyển sang màu hồng.
Đối với những gia đình không có điều kiện thì nên báo cho bác sĩ thú y để kiểm tra cụ thể bệnh tình và có phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra nên thực hiện một số vấn đề phòng tránh sau:
- Cho lợn bú ngay từ khi lọt lòng vì sữa đầu có chứa hàm lượng dưỡng chất cao.
Cụ thể, cho lợn con bú càng sớm càng tốt, sau 24 giờ chất kháng thể trong sữa mẹ sẽ giảm trong khi đó men tiêu hóa chất đạm lại hoạt động mạnh gây phá hủy các kháng thể trong sữa đầu.
- Nên tiêm phòng cho lợn mẹ và lợn con, ví dụ tiêm phòng dịch tả, giả dại, thương hàn, tiêu chảy vì khuẩn E.Coli để tạo miễn dịch tốt cho lợn mẹ và lợn con.
- Vệ sinh cuống rốn tốt cho lợn con, nếu không sẽ bị viêm nhiễm và phát sinh bệnh.
Nên cắt rốn, sát trùng bằng iodine liên tục cho đến khi rốn rụng.
- Cung cấp dưỡng chất sắt cho lợn con để hạn chế nguy cơ thiếu máu dẫn đến tiêu chảy.
- Phòng bệnh cho lợn mẹ để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng MMA (viêm vú, viêm tử cung và tiết sữa kém).
- Vệ sinh chuồng trại, cho lợn ăn vệ sinh, đủ chất, đủ nước, nước uống phải sạch sẽ, nên cho kín chuồng khi trời lạnh và thoáng mát về mùa hè.
Có thể bạn quan tâm
Thông thường trên heo nái mang thai xảy ra hai trường hợp như sau: - Sẩy thai hoàn toàn là trường hợp toàn bộ thai không phát triển được, bị tiêu đi hoặc bị tống ra ngoài sớm. - Sẩy thai không hoàn toàn là chỉ có một vài thai không phát triển còn các thai khác vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, một số heo nái đã bị sẩy thai thì lần sau vẫn có thể động dục trở lại và có khả năng thụ thai.
Người ta gọi là khoáng vi lượng vì số lượng cần cho khẩu phần hàng ngày của động vật là rất nhỏ, đặc biệt còn ít hơn 100mg/kg (các thành phần/1 triệu, Miller và cs, 1988).