Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh tiêu chảy ở lợn con do khuẩn E.Coli - Phần 1

Bệnh tiêu chảy ở lợn con do khuẩn E.Coli - Phần 1
Tác giả: Báo Nông Nghiệp
Ngày đăng: 09/04/2016

1. Vì sao lợn con dễ mắc bệnh tiêu chảy?

Trong số những loại bệnh tiêu chảy như tiêu chảy vi khuẩn Clostridial, Coccidiosis, TGE và PED thì tiêu chảy do vi khuẩn E.Coli được xem là phổ biến.

Lý do, hệ thống tiêu hóa ở lợn chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ miễn dịch của lợn còn yếu trong khi đó lượng sữa mẹ lại ít và kém vệ sinh, môi trường không được quan tâm, nhiệt độ chuồng trại không thích hợp.

Có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng tập trung vào hai giai đoạn khi lợn được 5 ngày tuổi và giai đoạn hai từ 7-14 ngày tuổi.

Trong khi sức đề kháng yếu, nếu dịch tiêu chảy xảy ra thì tỷ lệ mắc bệnh rất cao, trong đó tiêu chảy do khuẩn E.Coli thường gặp ở nhóm lợn được 5 ngày tuổi.

Trong trường hợp phải nuôi bộ do lợn mẹ bị ốm nếu không cho ăn đúng cách như dùng sữa có quá nhiều đường cũng có thể gây tiêu chảy.

Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như quản lý chăm sóc chưa hợp lý, vệ sinh chuồng trại kém.

2. Những triệu chứng thường gặp

- Đối với lợn mẹ: Phát triển không bình thường hoặc bị ốm, nhiễm virus.

- Đối với lợn sơ sinh: Trường hợp ác tính cơ thể run rẩy, nằm sụp trong góc chuồng, vùng da quanh hậu môn và đuôi ướt.

Nước rãi chảy ra liên tục và có mùi hôi, kèm theo nôn ói.

- Khi bị tiêu chảy: Xuất hiện tình trạng khát nước, mắt nhắm, da tím tái, khuẩn E.Coli thường làm cho những con khác trong đàn có màu da cam hoặc vàng, trước khi tử vong thì sùi bọt mép.

- Đối với những con mắc bệnh thể nhẹ: Xuất hiện những dấu hiệu kể trên nhưng ở mức độ nhẹ hơn với thời gian dài hơn.

Triệu chứng này thường gặp ở nhóm lợn sơ sinh từ 7-14 ngày tuổi.

Phân có màu trắng.

- Đối với những con lợn bỏ bú: Thường có dấu hiệu suy yếu, khát nước và tiêu chảy ra nước.

Một số trường hợp còn có máu trong phân, phân có những màu sắc khác thường.

Mắt nhắm do thiếu nước nên trọng lượng lợn giảm nhanh, ở thể nặng có thể tử vong, cũng có trường hợp lợn khỏe nhưng do nhiễm bệnh có thể tử vong, không để lại những dấu hiệu bên ngoài và chỉ tiêu chảy thành từng đợt.


Có thể bạn quan tâm

Quản lý Heo con Sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh - Phần 2 (Phần cuối) Quản lý Heo con Sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh - Phần 2 (Phần cuối)

Quản lý Heo con Sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh - Phần 2 (Phần cuối)

08/04/2016
Khắc phục hiện tượng heo nái sẩy thai Khắc phục hiện tượng heo nái sẩy thai

Thông thường trên heo nái mang thai xảy ra hai trường hợp như sau: - Sẩy thai hoàn toàn là trường hợp toàn bộ thai không phát triển được, bị tiêu đi hoặc bị tống ra ngoài sớm. - Sẩy thai không hoàn toàn là chỉ có một vài thai không phát triển còn các thai khác vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, một số heo nái đã bị sẩy thai thì lần sau vẫn có thể động dục trở lại và có khả năng thụ thai.

08/04/2016
Tầm quan trọng của việc bổ sung khoáng vi lượng trong giai đoạn cạn sữa Tầm quan trọng của việc bổ sung khoáng vi lượng trong giai đoạn cạn sữa

Người ta gọi là khoáng vi lượng vì số lượng cần cho khẩu phần hàng ngày của động vật là rất nhỏ, đặc biệt còn ít hơn 100mg/kg (các thành phần/1 triệu, Miller và cs, 1988).

09/04/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.