Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Tầm quan trọng của việc bổ sung khoáng vi lượng trong giai đoạn cạn sữa

Tầm quan trọng của việc bổ sung khoáng vi lượng trong giai đoạn cạn sữa
Tác giả: vcn.vnn.vn
Ngày đăng: 09/04/2016

Vai trò của khoáng vi lượng trong chăn nuôi động vật là một lĩnh vực quan tâm lớn vì chúng có phạm vi hoạt động và chức năng rộng rãi trong cơ thể.

Chúng gồm, và không loại trừ, việc tổng hợp vitamim, sản xuất hocmon, hoạt động của enzim, hình thành collagen, tổng hợp mô, vận chuyển oxy và các quá trình sinh lý khác liên quan đến sinh trưởng, sinh sản và sức khỏe (Paterson và cs, 1999).

Nhu cầu đối với khoáng vi lượng của bò sữa bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gồm di truyền, độ tuổi, duy trì, sinh trưởng, sinh sản và tiết sữa.

Thời kỳ chuyển tiếp của bò sữa bắt đầu 2 đến 3 tuần trước khi sinh và tiếp tục cho đến 2 đến 3 tuần sau khi sinh.

Trong suốt 4-6 tuần này, bò cái phải trải qua tình trạng stress lớn vì chúng phải chuẩn bị sinh và hồi phục sau quá trình sinh đẻ.

Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khóang vi lượng đóng vai trò to lớn trong việc giảm thiểu tác động bất lợi của stress và điều quan trọng là bò cái có khả năng dự trữ khóang vi lượng tốt để giúp chúng vượt quan thời kỳ đó.

Nockels và cs (1993) khuyến nghị rằng tình trạng stress có thể giảm khả năng giữ lại khoáng vi lượng của động vật.

Do vậy, điều quan trọng là bò cái phải có lượng khóang vi lượng đầy đủ trong suốt quá trình mang thai và đặc biệt là trong thời kỳ cạn sữa ngay trước khi đẻ để tránh các vấn đề cận lâm sàng làm giảm năng suất sữa hay khả năng sinh sản trong thời kỳ tiết sữa sau.

Cơ thể có đầy đủ chất khoáng cần thiết trong quá trình mang thai để cung cấp cho bào thai lượng khóang vi chất đầy đủ cho sự phát triển và /hoặc sự phát triển của các mô.

Việc lưu dữ các chất khóang trong mô của bào thai cung cấp cho cả nhu cầu phát triển của bào thai và khả năng của con mẹ để vận chuyển khóang đến bào thai đáp ứng được các nhu cầu cần thiết (Abdelrahman và Kincaid, 1993).

Nếu mức khóang vi lượng là gần đạt tối ưu ở bò cái chuyển giai đoạn, mặc dù chúng không thể hiện các dấu hiệu thiếu hụt, nhưng sự vận chuyển của các chất khoáng cho bê con cũng bị ảnh hưởng.

Do đó, việc bổ sung khoáng vi lượng đầy đủ cho bò cái mang thai là cần thiết.

Như Hidiroglou và Knìpel (1981) đã cho rằng bào thai dựa hòan tòan vào mẹ để được cung cấp đầy đủ các chất khóang vi lượng và các chất dinh dưỡng khác cần cho sự sinh trưởng và phát triển.

Khi lượng khoáng vi lượng trong cơ thể bê con suy giảm, thì hệ miễn dịch và các chức năng của enzim bị ảnh hưởng đầu tiên, sau đó là giảm tối đa khả năng sinh trưởng và cuối cùng quá trình sinh trưởng binh thường cũng giảm trước khi không điều tri (Wikse, 1992).

Những bê con mới sinh không chỉ phụ thuộc vào chất khóang được dữ trữ có được từ con mẹ mà còn thu được từ sữa non.

Sữa non là nguồn chất khoáng chính cho bê con và lượng chất khoáng của sữa non bị ảnh hưởng rất lớn bởi việc bổ sung chất khóang cho bò cái trong suốt thời kỳ chuyển tiếp.

Do vậy, chất khóang vi lượng bổ sung nên được cho con mẹ ăn trong thời gian chuyển tiếp trước khi sinh để tăng lượng khoáng vi lượng của sữa non cũng như các mô của bào thai để tăng cường hệ miễn dịch của bê con.

Bảng dưới đây miêu tả chức năng quan trọng của 7 loại khóang vi lượng cho bò cái cạn sữa và bào thai cùng với mức bổ sung khuyến nghị.

Việc làm hiện nay là bổ sung khóang vi lượng trong khẩu phần ăn với các mức yêu cầu, không phụ thuộc vào lượng được bổ sung từ thức ăn cơ bản.

Việc làm này nên được thực hiện liên tục để đảm bảo lượng chất khóang vi lượng cho gia súc ăn đựợc đầy đủ.

 


Có thể bạn quan tâm

Quản lý Heo con Sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh - Phần 1 Quản lý Heo con Sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh - Phần 1

Phương pháp gì, và làm như thế nào để cải thiện tỷ lệ heo con cai sữa/nái/năm. Về cơ bản, heo con sơ sinh thường không có khả năng tự bảo vệ cơ thể của chính mình sau khi sinh nên chúng phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của con người.

08/04/2016
Quản lý Heo con Sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh - Phần 2 (Phần cuối) Quản lý Heo con Sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh - Phần 2 (Phần cuối)

Quản lý Heo con Sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh - Phần 2 (Phần cuối)

08/04/2016
Khắc phục hiện tượng heo nái sẩy thai Khắc phục hiện tượng heo nái sẩy thai

Thông thường trên heo nái mang thai xảy ra hai trường hợp như sau: - Sẩy thai hoàn toàn là trường hợp toàn bộ thai không phát triển được, bị tiêu đi hoặc bị tống ra ngoài sớm. - Sẩy thai không hoàn toàn là chỉ có một vài thai không phát triển còn các thai khác vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, một số heo nái đã bị sẩy thai thì lần sau vẫn có thể động dục trở lại và có khả năng thụ thai.

08/04/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.