Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi trâu

Bệnh Sán Lá Gan Trâu, Bò

Bệnh Sán Lá Gan Trâu, Bò
Ngày đăng: 08/01/2011

Nguyên nhân: bệnh xảy ra do hai loài sán lá gan kết hợp với nhau là: Fasciola Gigantica và Fasciola Hepatica. Sán lá gan sống ký sinh ở gan, mật gây thoái hóa gan làm cho trâu, bò suy nhược, thiếu máu, giảm sức kéo, cuối cùng đổ ngã trong các vụ đông xuân ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bệnh sán lá gan trâu, bò có thể phát ra ở thể cấp tính đối với bê, nghé hay mãn ở trâu, bò trưởng thành, tùy theo trạng thái con vật và số lượng sán nhiễm. Khi nhiễm sán, sán lá non di hành làm tổn thương ruột, thành mạch máu, mô gan, nách, phổi... gây xuất huyết. Sán trưởng thành sống ở ống mật, thường xuyên kích thích niêm mạc ống mật, mật bị ứ lại thấm vào máu gây chứng hoàng đản.

Sán tiết độc tố thấm vào máu gây trúng độc toàn thân và thường tiêu chảy mãn tính. Sán hút chất dinh dưỡng, hút máu súc vật để lớn (mỗi ngày từ 0,2ml máu/sán). ở trâu, bò bị nhiễm nặng hàng trăm sán thì số máu bị mất không ít. Khi vào cơ thể, sán là di hành còn đem nhiều loại vi trùng vào gan, máu và những cơ quan khác làm bệnh nặng thêm hoặc có thể phát sinh những bệnh truyền nhiễm khác.

Trâu, bò mắc bệnh sán lá gan cũng bị đẻ non, bị chết, sinh trưởng kém. Triệu chứng: Trâu, bò 1-2 năm tuổi bệnh thường phát ở thể cấp tính, nhiễm nặng dễ chết. Trâu, bò trưởng thành triệu chứng bệnh thường không rõ, cơ thể suy nhược dần, ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, lông mốc xù xì, dễ rụng, thường thủy thũng ở mi mắt, yếm ngực, nhại lại yếu hay khát nước, ỉa chảy xen kẽ táo bón, ở bò cái gây xảy thai do lượng canxi trong máu thấp, lượng sữa giảm 50%, đôi khi có triệu chứng thần kinh, nếu không chữa trị con vật thường chết do kiệt sức.

Điều trị: có thể dùng một trong các loại thuốc sau để trị gia súc mắc bệnh:

+ Dertin B (thuốc do Hungari sản xuất) viên nén 100mg/viên, liều uống 2 viên/100kgP đôi khi gây phản ứng nhẹ, nhưng sau 13-14 giờ con vật tự khỏi.

+ Fasciolid (thuốc Bungari sản xuất) dung dịch 25% tiêm dưới da 4ml/100kgP. Đối với bệnh cấp tính nên tiêm mỗi tháng 1 liều, tiêm liên tục trong 3 tháng.

+ Dowenix (thuốc do Pháp sản xuất) dung dịch 25% tiêm dưới da 4ml/100kgP, sau 1 tháng tiêm lại lần thứ 2. Phòng bệnh: định kỳ tẩy sán lá gan để ngăn ngừa mầm bệnh. Tẩy 1 năm 2 lần cho toàn đàn bằng 1 trong các loại thuốc tẩy trên vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch; tập trung phân ủ theo phương pháp sinh vật học để diệt trứng sán và bảo vệ môi trường trong sạch; tiêu diệt vật chủ trung gian bằng cách phát triển chăn nuôi thủy cầm để ăn ốc (ốc là ký chủ trung gian) hoặc diệt bằng phương pháp vật lý hóa học: dùng vôi bột, sunphat đồng (CuSO4) để diệt ốc; vệ sinh bãi chăn thả và giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ; chăm sóc nuôi dưỡng tốt thức ăn, nước uống hợp vệ sinh, đảm bảo nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò.


Có thể bạn quan tâm

Một số nguyên nhân gây chậm sinh, vô sinh ở trâu bò và biện pháp khắc phục Một số nguyên nhân gây chậm sinh, vô sinh ở trâu bò và biện pháp khắc phục

Bệnh chậm sinh, vô sinh ở trâu, bò cái là hiện tượng khi trâu, bò cái tơ đến tuổi sinh sản mà không xuất hiện động dục (trâu 3 năm tuổi, bò 2 năm tuổi trở lên không động dục), trâu bò rạ sau khi sinh (trâu sau 6 tháng, bò sau 3 tháng) không có biểu hiện động dục trở lại hoặc động dục nhưng phối giống nhiều lần không đậu.

23/02/2016
Kỹ thuật chọn giống trâu Kỹ thuật chọn giống trâu

Ở nước ta, công tác giống vật nuôi, trong đó có công tác giống trâu chưa được quan tâm đúng mức. Trong tình hình hiện nay, công tác giống trâu cần tập trung chọn lọc để bồi dục và nuôi thuần chủng những con giống tốt, nhằm nâng cao khối lượng, khả năng cho thịt và khả năng cày kéo.

23/02/2016
Thức ăn và tạo nguồn thức ăn cho trâu Thức ăn và tạo nguồn thức ăn cho trâu

Mỗi loài động vật có một bộ máy tiêu hoá khác nhau, chính vì vậy, các loại thức ăn dùng cho chúng cũng khác nhau. Trâu là động vật nhai lại, có dạ dầy bốn túi, có khả năng tiêu hoá và sử dụng nhiều loại thức ăn mà lợn, gà không sử dụng được. Thức ăn cho trâu rất đa dạng và phong phú.

23/02/2016
Kỹ thuật xử lý rơm lúa Kỹ thuật xử lý rơm lúa

Đối với trâu, bò rơm lúa là nguồn thức ăn quan trọng. Tuy nhiên, rơm khô có giá trị dinh dưỡng thấp, tỷ lệ tiêu hoá thấp và kém hấp dẫn. Vì vậy, nên chế biến rơm để tăng khả năng tiêu thụ và tỷ lệ tiêu hoá rơm. Ta có thể xử lý rơm trước khi cho trâu ăn.

24/02/2016
Nuôi dưỡng nghé bú sữa Nuôi dưỡng nghé bú sữa

Nuôi dưỡng nghé nói riêng và nuôi dưỡng gia súc non nói chung có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi các loại gia súc trưởng thành sau này. Chế độ nuôi dưỡng hợp lý nghé non thể hiện qua sự phát triển cơ thể một cách bình thường của nghé qua từng giai đoạn. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc nghé hợp lý không chỉ để thu được mức tăng trọng theo dự kiến mà còn đảm bảo sự phát triển tốt hệ tim mạch, các cơ quan tiêu hóa và hô hấp cũng như các cơ quan vận động.

24/02/2016