Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi trâu

Bệnh Ngã Nước Ở Trâu Bò

Bệnh Ngã Nước Ở Trâu Bò
Ngày đăng: 11/05/2011

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là Xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.

Nguyên nhân

benh tieu mao trung trau bo.jpg

Bệnh lây lan do ruồi, muỗi, mòng hoặc đỉa, vắt đốt con vật bệnh rồi đốt sang trâu, bò khoẻ. Trâu, bò ở miền núi có thể mang mầm bệnh nhưng do được ăn đủ cỏ, ít phải cày bừa nên mầm bệnh không phát. Nhưng nếu chuyển chúng về miền xuôi, do lượng cỏ hạn chế, lại phải cày bừa nặng nhọc, sức khoẻ giảm sút nên bệnh có thể bùng phát, người dân thường gọi là trâu ngã nước. Với trâu nuôi ở đồng bằng vốn thích nghi với điều kiện sống nên có sức đề kháng tốt hơn, tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.

Triệu chứng

- ở thể mãn tính, trâu gầy sút đi, có biểu hiện phù thũng ở dưới hàm, bụng, háng, cơ quan sinh dục. Nhiều con có thể bị liệt chân sau hoặc cả thân sau, niêm mạc mắt vàng khè hoặc đỏ tía. Sức cày bừa của trâu giảm sút hẳn và dường như không còn sức khoẻ khi bệnh kéo dài vài tuần, nếu vào mùa rét thì trâu đổ gục và chết.

- ở thể cấp tính, trâu đang ở thể trạng bình thường bỗng thở gấp, run rẩy, ngã lăn ra và chết rất nhanh chóng trong vòng vài giờ. ở thể này thường ít gặp hơn thể mãn tính.

Phòng và chống bệnh

Vì bệnh gây tác hại lớn về mặt kinh tế nên bà con cần hết sức đề phòng

- Nếu đưa trâu từ miền núi về đồng bằng cần phải cho chúng ăn uống đầy đủ và cho tập làm quen dần với công việc.

- Đối với những vùng hay xảy ra bệnh ngã nước, cần tiêm phòng cho trâu 2 lần/năm bằng thuốc đặc trị Naganol.

- Cần chú ý diệt muỗi, mòng và các vật trung gian truyền bệnh.

- Nếu thấy trâu bắt đầu có triệu chứng, cần lấy mẫu máu gửi đi kiểm tra tìm ký sinh trùng, phát hiện bệnh sớm, dùng ngay dung dịch Naganol 19% tiêm bắp với liều 10mg/kg thể trọng.


Có thể bạn quan tâm

Ghép đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc Ghép đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc

Nếu biết chọn phối đúng đắn thì không những củng cố được mà còn có thể phát triển thêm những tính trạng và chất lượng mong muốn mà trước đó đã tiến hành chọn lọc

26/02/2016
Những loại thức ăn có hại cho gia súc Những loại thức ăn có hại cho gia súc

Có thể chia thức ăn có hại thành các loại: thức ăn sẵn có hại, thức ăn phối hợp và chế biến không tốt, những loại cây cỏ độc.

26/02/2016
Bệnh xoắn khuẩn (LEPTOSPIROSIS) ở trâu bò Bệnh xoắn khuẩn (LEPTOSPIROSIS) ở trâu bò

Bệnh do các chủng leptospira gây bệnh cho nhiều loài gia súc và người. Đặc điểm của bệnh là sốt vàng da, đái ra huyết sắc tố hay máu, viêm gan, thận, rối loạn tiêu hóa và có thể bị sảy thai.

26/02/2016
Kỹ thuật chế biến bánh dinh dưỡng cho trâu bò Kỹ thuật chế biến bánh dinh dưỡng cho trâu bò

Sử dụng bánh dinh dưỡng trong chăn nuôi loài nhai lại có nhiều lợi ích: tận dụng được các nguyên liệu thức ăn rẻ tiền, kém ngon miệng và mất cân đối về mặt dinh dưỡng tạo thành một hỗn hợp ngon miệng, cân đối dinh dưỡng và hoàn toàn có thể thay thế một phần thức ăn tinh hỗn hợp (chính vì vậy một số người còn gọi là bánh đa dinh dưỡng). Bánh dinh dưỡng cung cấp cho hệ sinh vật dạ cỏ các chất bột đường và đạm phi protein, làm cho quá trình tổng hợp đạm vi sinh vật đạt hiệu quả cao.

26/02/2016
Cách ủ chua phụ phẩm từ dứa ép Cách ủ chua phụ phẩm từ dứa ép

Phụ phẩm cây dứa bao gồm: lá, chồi, thân, bã quả dứa ép những phụ phẩm này có thể ủ chua làm thức ăn cho trâu bò

26/02/2016