Bệnh Mụn Nước Ở Lợn

Đây là bệnh tương đối mới, do virus Enterovirus gây ra, tồn tại ở môi trường tự nhiên, không hoạt động môi trường pH không thích hợp, có thể sống ở sản phẩm thịt lợn chế biến dưới 68 độ C. Bệnh không gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Thời gian ủ bệnh từ 2- 4 ngày, sốt 40- 41 độ C trong thời gian ngắn, các mụn nước bắt đầu sưng phồng lên trong khoảng 1- 2 ngày rồi vỡ ra hình thành vết loét ở lưỡi, môi, miệng, da chân,... Bệnh lây lan qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, vật nhiễm bệnh, di chuyển lợn bệnh, qua các phương tiện vận chuyển... Bệnh xảy ra trong khoảng 2- 3 tuần, tỉ lệ chết không nhiều, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn nuôi và thịt.
Phân biệt mụn nước với một số bệnh khác phải dựa vào kết quả xét nghiệm.
Phòng trị bệnh
Việc phòng bằng vaccin không được sử dụng, thường cũng phải giết tiêu huỷ, xoá bỏ đàn và vệ sinh tiêu độc toàn bộ đàn, nơi chôn xác vật chết. Khoảng 2- 3 tháng sau mới khôi phục đàn, nuôi mới.
Related news

Bệnh xảy ra chủ yếu trên heo nái hậu bị, nái đã đẻ nhiều lứa, heo nọc đóng vai trò rất quan trọng trong việc gieo rắc mầm bệnh.

Trong những ngày thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao lên tới 38 - 39 độ C nếu kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng, năng suất thịt của đàn lợn. Để đảm bảo cho đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt trong mùa nắng nóng, bà con nông dân cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Chuồng đẻ phải đủ ấm, chính vì vậy cần lắp các thiết bị chống lạnh cho heo con sơ sinh. Vệ sinh, tiêu độc, giữ khô khu vực và thiết bị sưởi ấm cho heo. Có thể sử dụng các chế phẩm làm khô. Kiểm tra đèn úm hoạt động có tốt không, vị trí lắp có đúng không (phía sau chuồng,trên thảm hoặc tấm lót). Nhiệt độ phía trên bề mặt thảm và tấm lót phải trên 35 độ C.

Sau khi có những thông tin cần thiết về nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt, bà con chuẩn bị các loại thức ăn cho heo thịt theo các yêu cầu năng lượng, khoáng, protein…

Lợn con chết khi sinh nếu xảy ra ở những con lợn mẹ khỏe mạnh thì cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân.