Home / Cây lương thực / Trồng ngô

Bệnh Lùn Sọc Đen Hại Trên Cây Ngô

Bệnh Lùn Sọc Đen Hại Trên Cây Ngô
Publish date: Saturday. October 26th, 2013

Trong vụ hè thu và vụ ngô đông vừa qua, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ở 26 tỉnh trồng ngô, đã phát hiện bệnh lùn sọc đen hại ngô tại 16 tỉnh, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn...

Đây là loại bệnh đầu tiên xuất hiện ở nhiều địa phương nên nhiều người trồng ngô không biết là bệnh gì. Tại Nam Định, Nghệ An nông dân thấy cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc trên các ruộng trồng ngô vụ đông và họ gọi đó là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tỷ lệ nhiễm bệnh này có nơi chiếm 20-30% trong tổng số cây trên ruộng, nơi cao nhất có số cây bị nhiễm đến 70% và xảy ra chủ yếu trên cây ngô lai.Các địa phương trồng ngô bị bệnh này đã lấy mẫu và gửi ra Viện Bảo vệ Thực vật để phân tích tìm nguyên nhân. Qua các mẫu phân tích của Viện Bảo vệ Thực vật đã xác định rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ trên lúa là môi giới truyền bệnh trên ngô đông. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự hiện diện của vi rút lúa lùn sọc đen trên ngô đông là rất nguy hiểm, không chỉ gây tác hại trực tiếp cho ngô mà còn là cầu nối để vi rút tồn tại và lây lan cho vụ lúa đông xuân, ngoài ra chúng cũng gây hại cho các loài cây họ hòa thảo khác như cây mía.Khi cây ngô bị nhiễm bệnh sẽ có hiện tượng cây lùn xuống, lá có màu xanh đậm và giòn hơn, đặc biệt trên 70% diện tích không ra bắp hoặc có ra bắp nhưng hạt thưa và nhỏ. Cây ngô không phát triển được, cây lùn rụi, lá xoăn, phiến lá dày, gốc mọc thêm nhiều chồi phụ. Hiện tượng này từ trước chưa từng xuất hiện nên nông dân gọi là “bệnh lạ”. Để đối phó với loại bệnh này, ngành Nông nghiệp đã đề nghị các tỉnh khẩn trương khuyến cáo bà con nhổ và tiêu hủy những cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc, bón vôi bột vào các gốc cây bị bệnh trên các ruộng trồng ngô vụ đông.Theo dõi phát hiện, phun thuốc trừ rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ trên ngô, đặc biệt là đối với diện tích ngô mới trong khu vực lúa bị bệnh trong vụ hè thu và vụ mùa vừa qua. Các tỉnh xây dựng hệ thống bẫy đèn để tiếp tục theo dõi các đợt rầy và chủ động các biện pháp trừ rầy môi giới.

Related news

Mật Độ Và Khoảng Cách Trồng Ngô Mật Độ Và Khoảng Cách Trồng Ngô

giống ngô MSB49 ở các mật độ 9,52 vạn cây/ha (70x15cm), 7,14 vạn cây/ha (70x20cm) và 5,7 vạn cây/ha (70x25cm). Kết quả cho thấy: ở mật độ 9,52 vạn cây/ha với mức phân bón 120 N : 80 P205 : 40 K20 cho năng suất cao nhất (55,30 tạ/ha) và ở mật độ 5,7 vạn cây/ha cho năng suất thấp nhất.

Monday. October 28th, 2013
Phòng Trừ Sâu Đục Thân Cây Ngô Phòng Trừ Sâu Đục Thân Cây Ngô

Sâu đục thân cây ngô có tên kkoa học là Ostrinia nubilalis, là loại sâu hại rất phổ biến trên ngô. Ngoài ra, chúng còn sống và đục thân trên các loại cây khác như cao lương, kê, bông vải, đay và một số cây thuộc họ hòa thảo khác. ở nước ta, sâu đục thân ngô thường gây hại nặng ở nhiều vùng và trong mọi mùa vụ.

Thursday. August 1st, 2013
Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai

Hiện nay, tập đoàn giống Ngô Việt Nam rất phong phú và đa dạng về chủng loại, thời gian sinh trưởng, khả năng thích ứng..., đáp ứng mọi nhu cầu về giống ngô cho nông dân trong cả nước.

Saturday. October 26th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Bắp Lai Kỹ Thuật Trồng Bắp Lai

Hiện nay, đang vào đầu mùa mưa, bà con nông dân đã xuống giống và đang trong thời kỳ chăm sóc cây bắp vụ một. Chuyên mục Khuyến nông xin giới thiệu với bà con nông dân một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác cây bắp, hy vọng sẽ góp phần giúp bà con nâng cao năng suất cho vụ mùa.

Monday. October 28th, 2013
Xử Lí Bệnh Trên Cây Ngô Vụ Đông Xử Lí Bệnh Trên Cây Ngô Vụ Đông

Hiện nay, trên cây ngô đông từ giai đoạn 3 - 5 lá đến trổ cờ ở các huyện: Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn... đang xuất hiện bệnh lạ. Triệu chứng của những cây ngô bị bệnh, ở giai đoạn 3 - 5 lá: phiến lá dày, màu xanh đậm và giòn hơn bình thường, phần ngọn bị xoắn hoặc sít lại, phần gốc mọc các chồi phụ.

Monday. October 28th, 2013