Bệnh Lùn Sọc Đen Hại Cây Ngô?

Trong vụ hè thu và vụ ngô đông vừa qua, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ở 26 tỉnh trồng ngô, đã phát hiện bệnh lùn sọc đen hại ngô tại 16 tỉnh, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn...
Đây là loại bệnh đầu tiên xuất hiện ở nhiều địa phương nên nhiều người trồng ngô không biết là bệnh gì. Tại Nam Định, Nghệ An nông dân thấy cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc trên các ruộng trồng ngô vụ đông và họ gọi đó là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tỷ lệ nhiễm bệnh này có nơi chiếm 20-30% trong tổng số cây trên ruộng, nơi cao nhất có số cây bị nhiễm đến 70% và xảy ra chủ yếu trên cây ngô lai.
Các địa phương trồng ngô bị bệnh này đã lấy mẫu và gửi ra Viện Bảo vệ Thực vật để phân tích tìm nguyên nhân. Qua các mẫu phân tích của Viện Bảo vệ Thực vật đã xác định rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ trên lúa là môi giới truyền bệnh trên ngô đông. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự hiện diện của vi rút lúa lùn sọc đen trên ngô đông là rất nguy hiểm, không chỉ gây tác hại trực tiếp cho ngô mà còn là cầu nối để vi rút tồn tại và lây lan cho vụ lúa đông xuân, ngoài ra chúng cũng gây hại cho các loài cây họ hòa thảo khác như cây mía.
Khi cây ngô bị nhiễm bệnh sẽ có hiện tượng cây lùn xuống, lá có màu xanh đậm và giòn hơn, đặc biệt trên 70% diện tích không ra bắp hoặc có ra bắp nhưng hạt thưa và nhỏ. Cây ngô không phát triển được, cây lùn rụi, lá xoăn, phiến lá dày, gốc mọc thêm nhiều chồi phụ. Hiện tượng này từ trước chưa từng xuất hiện nên nông dân gọi là “bệnh lạ”. Để đối phó với loại bệnh này, ngành Nông nghiệp đã đề nghị các tỉnh khẩn trương khuyến cáo bà con nhổ và tiêu hủy những cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc, bón vôi bột vào các gốc cây bị bệnh trên các ruộng trồng ngô vụ đông.
Theo dõi phát hiện, phun thuốc trừ rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ trên ngô, đặc biệt là đối với diện tích ngô mới trong khu vực lúa bị bệnh trong vụ hè thu và vụ mùa vừa qua. Các tỉnh xây dựng hệ thống bẫy đèn để tiếp tục theo dõi các đợt rầy và chủ động các biện pháp trừ rầy môi giới.
Có thể bạn quan tâm

* Cách bón: phân chuồng vôi, phân lân bón lót toàn bộ. Làm cỏ bón phân lần 1: 10 – 12 ngày sau gieo, bón 1/4 lượng phân đạm,làm cỏ bón phân lần 2: sau gieo 22 – 25 ngày bón 1/2 lượng đạm và 3/4 lượng Kali, vun gốc cao. Bón phân lần 3: 45- 50 ngày sau gieo bón nốt lượng phân còn lại.

Bắp non hay còn gọi là bắp rau là sản phẩm rau cao cấp được ưa chuộng trên thị trường quốc tế và trong nước. Bắp non ngày càng được tiêu thụ mạnh, vì bắp non vừa ngon vừa bổ lại vừa an toàn hơn so với các loại rau khác. Tuy nhiên, trồng bắp non không phải chỉ đơn giản là trồng bắp rồi thu hoạch lúc non là được, mà nó đòi hỏi phải tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật riêng, kết hợp với giống bắp thích hợp mới cho ra sản phẩm bắp non vừa ngon, mẫu mã vừa đẹp và đạt năng suất cao đúng quy cách phẩm chất với yêu cầu ăn tươi và chế biến đóng hộp.

1. Giống: Sử dụng các giống ngô lai LVN10, Bioseed 9698. 2. Thời vụ: Gieo trồng từ ngày 15/7 đến ngày 30/7. 3. Làm đất: Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. 4. Lượng giống: Gieo trồng 1ha sử dụng từ 16 đến 17kg (lượng giống cho 1 sào từ 0,5-0,6kg). 5. Mật độ, khoảng cách:

Để làm tăng năng suất ngô, ngoài các biện pháp kỹ thuật chủ yếu như chọn giống tốt, sạch sâu bệnh, bón phân hợp lý và khoa học, tưới tiêu và chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của ngô….thì một số biện pháp kỹ thuật tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng suất ngô, sau đây xin giới thiệu đến bà con nông dân:

Bắp là loại cây lương thực có tỷ lệ tinh bột, protein và lipid khá cao ở hột. Bắp nếp (Zea mays var. ceratira) được trồng phổ biến ở nước ta với các giống: bắp nếp Nù, bắp nếp Long Khánh, bắp nếp tím Ban Mê Thuột…Ở Vĩnh Long với bắp nếp Nù nổi tiếng được trồng nhiều ở huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Trà Ôn,…