Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Bệnh Ký Sinh Trùng Máu Trên Gà (Leucoccytozoonosis Disease)

Bệnh Ký Sinh Trùng Máu Trên Gà (Leucoccytozoonosis Disease)
Publish date: Wednesday. August 28th, 2013

1. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân gây bệnh do một loại đơn bào ký sinh sống trong máu gà có tên Leucocytozoon gây ra.

- Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loại côn trùng hút máu bọ mạt gà, ruồi đen và muỗi…

- Bệnh mang tính chu kỳ rõ rệt phụ thuộc vào mùa sinh sản và phát triển của côn trùng hút máu truyền bệnh. Ở miền Bắc nước ta bệnh thường xuất hiện hàng năm vào cuối xuân, đầu hè.

2. Triệu chứng:

- Bệnh gặp ở cả gà thịt và gà đẻ, thời gian ủ bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng xâm nhập vào sức đề kháng của cơ thể gia cầm.

- Ban đầu trong đàn thấy xuất hiện một số gà có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, mào tích thâm tái vài ngày sau trở nên nhợt nhạt, trắng bệch, tỷ lệ này tăng dần.

- Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây, nhớt, lẫn máu.

- Ở gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm đột ngột.

- Gia cầm gầy yếu nhanh và khó thở. Đến ngày thứ 10-12 của quá trình bệnh có thể thấy một số con chết với biểu hiện hộc máu ở miệng và mũi, tuy nhiên gà chết không ồ ạt mà chết lác đác, nhưng tăng dần qua mỗi ngày. Lúc đầu thường chết về ban đêm, về sau chết bất cứ lúc nào, tỷ lệ chết lên đến 70% nếu không can thiệp kịp thời.

3. Bệnh tích:

- Ngực, chân, mào, tích những vùng da mỏng, không có lông của gà thấy nhiều vết đốt của côn trùng tụ máu.

- Khi cắt tiết gia cầm bệnh để khám ta thấy máu rất loãng, khó đông.

- Mổ khám thấy máu chưa đông, tích trong xoang bụng, ngực. Gan, thận, lách sưng to, đặc biệt lách sưng gấp hai lần bình thường, trên bề mặt có nhiều điểm xuất huyết hoặc hoại tử. Có một số trường hợp ta sẽ thấy gan đen, dạ dày tuyến xuất huyết, ruột chứa nhiều phân màu xanh lá cây. Trên gà đẻ ta thấy buồng trứng đen, trứng vỡ.

- Nếu gà bị bệnh lâu ngày thấy có nhiều nang bào ký sinh màu trắng như hạt gạo (các Schizont) rải rác ở tuỵ, cơ ngực, cơ cổ....

- Lấy máu, nhuộm, soi trên kính hiển vi có thể thấy các ký sinh trùng hình thoi.

4. Phòng bệnh:

* Bước 1: Vệ sinh, làm quang môi trường xung quanh chuồng nuôi.

- Ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp giữa côn trùng và gà bằng thuốc diệt trùng, để tiêu diệt ruồi, muỗi, mạt gà bằng các thuốc: FDONA, PERMETHYL 50EC, ICON 2.5EC...

- Phun thuốc sát trùng định kỳ 2 -3lần/tháng toàn bộ khu vực chăn nuôi.

* Bước 2: Tăng cường sức đề kháng

- Dùng các chất trợ sức: Vitamin, điện giải, giải độc và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.

- Dùng KATAMIN THẢO DƯỢC hoặc GLUCO K – C THẢO DƯỢC liều 1g/1lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin và cung cấp điện giải.

- Dùng SORBITOL hoặc LIVERCIN liều 1ml/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc.

- Dùng LACTO GLUCAN liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc BACILAC liều 1 – 2g/1 lít nước để bổ sung men sống giúp tiêu hóa.

* Bước 3: Kháng sinh

- Sử dụng thuốc đặc hiệu để phòng bệnh cho gà trong suốt mùa có nhiều côn trùng phát triển (từ tháng 2 đến tháng 7), cho uống dòng kháng sinh có thành phần Sulfamonothiazine, Sulfadimethoxin, Rigecoccin (Clopidol) đều có tác dụng phòng, trị tốt Leucocytozoon (tên thương phẩm trên thị trường: METHOCIN hoặc DAIMENTON).

5. Điều trị:

* Bước 1: Vệ sinh, làm quang môi trường xung quanh chuồng nuôi.

- Hạn chế, tiêu diệt các loại côn trùng quanh khu vực nuôi bằng thuốc diệt côn trùng FDONA, PERMETHYL 50EC, ICON 2.5EC...

- Phun thuốc sát trùng định kỳ toàn bộ trang trại chăn nuôi.

* Bước 2: Dùng kháng sinh

- Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng đường máu: METHOCIN hoặc DAIMENTON liều 101g/1 tấn thể trọng gia cầm, cho uống trong 3 - 5 ngày.

* Bước 3: Dùng Vitamin, điện giải và men tiêu hóa

- Dùng KATAMIN THẢO DƯỢC hoặc GLUCO K – C THẢO DƯỢC liều 1g/1lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin và cung cấp điện giải.

- Dùng SORBITOL hoặc BOGANNIC liều 1ml/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc.

- Dùng LACTO GLUCAN liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc BACILAC liều 1 – 2g/1 lít nước để bổ sung men sống giúp tiêu hóa.


Related news

Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm Ở Gà Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm Ở Gà

Bệnh được xác định đầu tiên ở Mĩ năm 1940. Virut VPQTN (Coronavirus) thuộc họ Coronaviridae, có ít nhất 8 tip lưu hành. Virut có trong nước mũi, phân và vỏ trứng bị ô nhiễm. Bệnh nguyên lan truyền qua những hạt bụi nhỏ trong không khí do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, qua tiếp xúc với gà bệnh, đồ dùng, quần áo của người chăn nuôi.

Friday. December 30th, 2011
Kỹ Thuật Chọn Ngón Gà Chọi Kỹ Thuật Chọn Ngón Gà Chọi

Mỗi chân gà có bốn ngón ba ngón trước thì ngón giữa là ngón chúa, hai bên là ngón nội, ngoại và ngón phía sau tên ngón thới. Các ngón chân phải mạnh suôn, không dị tật, các long đóng đều và hội đủ số vảy cần thiết mới tốt.

Saturday. March 10th, 2012
Gà Mã Lại Gà Mã Lại

Gà "mã lại" còn đựơc gọi là gà "mã mái", là loại gà có lông bờm và lông mã ngắn và tròn theo hình bầu dục. Gà mã lại có lông đuôi chính xoè ra như đuôi tôm và không có những cọng lông đuôi phụ hình vòng cung phủ dài trên lớp lông đuôi chính

Saturday. March 10th, 2012
Thức Ăn Chăn Nuôi Gà Sinh Sản Hướng Thịt Thức Ăn Chăn Nuôi Gà Sinh Sản Hướng Thịt

Nuôi gà sinh sản hướng thịt (giống BE, AA, ISa, ROSS, SASSO...) được chia thành 5 giai đoạn : Gà con, gà dò (hậu bị đẻ), gà đẻ khởi động, gà đẻ pha I và gà đẻ pha II. Ứng với mỗi giai đoạn nuôi có tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn (TCKPTA) kèm theo.

Saturday. January 8th, 2011
Làm Lồng Ấp Thủ Công Trong Nuôi Gà Làm Lồng Ấp Thủ Công Trong Nuôi Gà

01 thùng tôn lồng vào trong thùng xốp để giữ được nhiệt tốt. Kích thước thùng tôn khoảng 60 x 60cm, có nắp đậy. Một tấm lưới cắt bằng mặt trong của thùng tôn làm khay đựng trứng. Một bao may bằng vải thấm nước đựng một lớp trấu bên trong trải lên khay để đặt trứng lên gọi là đệm trứng.

Saturday. January 8th, 2011