Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh giun đầu gai ở lợn

Bệnh giun đầu gai ở lợn
Tác giả: Báo Nông Nghiệp
Ngày đăng: 12/04/2016

Đây là dạng trung gian giữa sán dây và giun tròn, thân có màu đỏ hồng với những nếp nhăn ngang nhưng có hình dạng ngoài rất giống giun đũa lợn.

Trước đầu có 36 sợi gai, xếp thành 12 hàng dọc, mỗi hàng 3 gai, con đực dài 7-15 cm, thân giống dấu phẩy, con cái to hơn và xoắn, dài 30-60 cm.

Chúng ký sinh chủ yếu ở ruột non của lợn.

Bệnh này gây tác hại rất lớn vì những móc ở đầu gai cắm chặt vào thành ruột có thể gây tắc ruột…, hoại tử và biến dạng ruột.

Đôi khi gây thủng ruột, viêm phúc mạc và dẫn đến tử vong cho lợn.

Loại giun này còn tiết ra các độc tố gây các triệu chứng ngộ độc thần kinh, thay đổi công thức máu, lợn gầy ốm, chậm lớn.

Đặc biệt là bệnh giun đầu gai rất khó chữa trị.

Triệu chứng: Tuỳ theo mức độ lợn nhiễm nhiều hay ít, nếu nhiễm số lượng ít thì triệu chứng thể hiện ra ngoài không rõ.

Nếu nhiễm với số lượng lớn thì rõ nhất là sốt cao 40-41oC, lợn kém ăn, còi cọc, gầy yếu, lông, da khô sần, rối loạn tiêu hóa.

Nếu bị nặng thì ỉa chảy ra máu, thủng ruột, tắc ruột hoặc có triệu chứng thần kinh co giật.

Khi giun lấy hết chất dinh dưỡng làm lợn suy kiệt và chết.

Phòng bệnh: Thực hiện vệ sinh thức ăn, nước uống cho lợn, nhất là rau xanh phải rửa sạch.

Có kế hoạch tẩy giun sán cho lợn, không nên nuôi lợn thả rông để tránh ăn phải giun đất và các côn trùng truyền bệnh.

Thu gon, ủ phân trước khi đem bón cho cây trồng để diệt hết ấu trùng và trứng giun.

Điều trị: Trộn thuốc với 1/3 lượng thức ăn hàng ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng khi lợn còn đói và một lần vào buổi chiều với thuốc Mebendazol gói 2g, với liều 0,2g/kg trọng lượng cơ thể.

Tayzu 1g/30-40 kg trọng lượng cơ thể; Levesol 7,5% tiêm 2ml/10kg trọng lượng cơ thể; Hanmectin 25, tiêm 1,2 ml/10 kg trọng lượng cơ thể.

Tiến hành tẩy giun lúc lợn 2 tháng tuổi và lợn mẹ, 6 tháng một lần trong năm.

 


Có thể bạn quan tâm

Động vật hoang dã là nguồn lây nhiễm bệnh cho động vật nuôi Động vật hoang dã là nguồn lây nhiễm bệnh cho động vật nuôi

Một loại vi khuẩn có liên quan đến bệnh Crohn (bệnh rối loạn đường ruột, xảy ra khi chức năng của hệ miễn dịch bị suy giảm) có thể đang ẩn nấp ở các loài động vật hoang dã.

09/04/2016
Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 1 Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 1

Trong chăn nuôi, kháng sinh được dùng để chữa bệnh và cũng được dùng như một chất kích thích tăng trưởng theo con đường bổ sung vào thức ăn.

09/04/2016
Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối) Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)

Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)

09/04/2016