Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)

Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)
Tác giả: GS. Vũ Duy Giảng
Ngày đăng: 09/04/2016

Một biện pháp thay thế kháng sinh hiệu quả và không tốn kém là sử dụng kháng sinh thảo dược.

Chế phẩm kháng sinh thảo dược thường gồm hỗn hợp các chất được chiết rút từ nhiều loại thảo dược.

Ví dụ chế phẩm thảo dược có tên là APEX do hãng BFI của Anh (*) sản xuất chứa:

- Lá và tinh dầu cây hương thảo.

- Củ và tinh dầu tỏi.

- Lá, hoa và tinh dầu cây xạ hương.

- Quả và tinh dầu hồi.

- Vỏ, lá và tinh dầu quế.

- Bột và tinh dầu ớt.

Các hoạt chất trong các thảo dược này hoạt động như các chất kháng khuẩn và các chất chống oxy hóa.

Các hoạt chất trong APEX có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gram (-) và gram (+), kể cả vi khuẩn đã kháng với nhiều loại kháng sinh.

Nó có thể thay thế nhiều loại kháng sinh như tylosin, chlotetracycline, sulfametazine, penicillin...bổ sung vào thức ăn.

Chế phẩm còn có đặc điểm là không ức chế những vi khuẩn có ích trong đường ruột và còn có tác dụng kích thích tính thèm ăn, tăng sự tiết dịch tiêu hóa, cải thiện tỷ lệ tiêu hóa hấp thu thức ăn.

Chế phẩm thích hợp với việc trộn vào thức ăn công nghiệp dạng viên vì có khả năng chịu nhiệt khi ép viên.

Các thí nghiệm bổ sung APEX tại Anh, Bỉ hay Đan Mạch đã cho thấy APEX hoàn toàn có thể thay thế được kháng sinh bổ sung vào thức ăn.

Đáng lưu ý ở một thí nghiệm tiến hành tại Đan Mạch trên 3 lô lợn sau cai sữa (thể trọng xuất phát là 6,2kg): lô 1 không bổ sung kháng sinh, lô 2 bổ sung kháng sinh và lô 3 bổ sung kháng sinh thảo dược APEX (500g/tấn).

Kết quả sau 4 tuần thí nghiệm cho thấy: lợn lô 2 và 3 có tăng trọng bình quân hàng ngày bằng 121% và 113% so với lô 1, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR: kg thức ăn/kg tăng trọng) của lô 2 và 3 giảm 9% và 8% so với lô 1 (tăng trọng tính theo g/ngày của lợn lô 1, 2 và 3 lần lượt là 392 - 430 và 408; FCR lần lượt là 1,51 - 1,39 và 1,40).

Lợn lô 1 có 17 con gầy yếu trong khi đó lợn lô 2 và 3 chỉ có 2 và 3 con gầy yếu.

Các biện pháp trên đây đã góp phần rất quan trọng vào thành công của việc thay thế hoàn toàn kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi ở nhiều nước châu Âu.

Ở nước ta, trong khi chưa loại bỏ được hoàn toàn kháng sinh trong thức ăn, các nhà chăn nuôi chỉ nên sử dụng kháng sinh cho lợn hay gia cầm trong những giai đoạn dễ bị stress như cai sữa, chuyển đàn, chuyển mùa;

Các giai đoạn khác thì không dùng kháng sinh mà thay thế kháng sinh bằng việc bổ sung acid hữu cơ, enzyme, probiotic, prebiotic, chế phẩm giầu kháng thể và kháng sinh thảo dược cùng với việc áp dụng chặt chẽ các điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học trong quy trình chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Biofilm trong ống nước và vấn đề nước uống cho gia súc, gia cầm - Phần 2 (Phần cuối) Biofilm trong ống nước và vấn đề nước uống cho gia súc, gia cầm - Phần 2 (Phần cuối)

Biofilm trong ống nước và vấn đề nước uống cho gia súc, gia cầm - Phần 2 (Phần cuối)

09/04/2016
Động vật hoang dã là nguồn lây nhiễm bệnh cho động vật nuôi Động vật hoang dã là nguồn lây nhiễm bệnh cho động vật nuôi

Một loại vi khuẩn có liên quan đến bệnh Crohn (bệnh rối loạn đường ruột, xảy ra khi chức năng của hệ miễn dịch bị suy giảm) có thể đang ẩn nấp ở các loài động vật hoang dã.

09/04/2016
Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 1 Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 1

Trong chăn nuôi, kháng sinh được dùng để chữa bệnh và cũng được dùng như một chất kích thích tăng trưởng theo con đường bổ sung vào thức ăn.

09/04/2016