Home / Hải sản / Tôm càng xanh

Bệnh Đóng Rong Trên Tôm Càng Xanh

Bệnh Đóng Rong Trên Tôm Càng Xanh
Publish date: Saturday. July 6th, 2013

Lý do của bệnh đóng rong là do Zoothamnium sp. hoặc các loại Protozoa bám trên vỏ và mang tôm làm tôm stress nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được. Nếu người nuôi tôm không trị được thì sau này tôm sẽ từ từ bỏ ăn, yếu đi và chết.

Nhận diện bệnh đóng rong và cách kiểm tra: Kiểm tra tôm trong sàn ăn (vó), thấy vỏ tôm trơn giống như có nhớt bám trên vỏ tôm và có nhiều khi thấy có rong / tảo bám trên vỏ tôm,vỏ tôm không sạch. Kiểm tra trong phòng thí nghiệm bằng Kính hiển vi sẽ thấy  Zoothamnium sp.  bám trên vỏ và chân tôm. Sau khi bị nhiễm bệnh, tôm từ từ yếu đi, giảm ăn, vào nằm vùi trong đống bùn ao. Nếu không trị tôm sẽ từ từ chết vì nhiễm bệnh từ các vi khuẩn.

Cách trị bệnh: Giảm số lượng các chất hữu cơ trong ao bằng cách thay nước (nếu có ao lắng nước). Giảm thức ăn xuống từ 5 - 10 % trong một thời gian (để giảm chất hữu cơ thừa). Dùng các vi sinh vật có lợi ích để phân hủy các chất hữu cơ (Ví dụ: Bacillus subtilis 1070 hoặc BS-I). Dùng Formalin (thuốc để diệt  Zoothamnium sp.  vào buổi tối).

Chú ý:  Trong thời gian tôm đang bị bệnh nên trộn Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm giảm stress.


Related news

Bệnh Ở Tôm Càng Xanh Giống Bệnh Ở Tôm Càng Xanh Giống

Tôm càng xanh có thời gian chuyển giai đoạn rất dài từ khi trứng được thụ tinh đến khi thành tôm post. Vì vậy, cần phải theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh hay gặp ở tôm giống.

Friday. July 26th, 2013
Vì Sao Tôm Càng Xanh Không Lột Vỏ Vì Sao Tôm Càng Xanh Không Lột Vỏ

Tôm và các loài giáp xác khác đều lột vỏ để tăng trưởng. Trường hợp tôm càng xanh không lột vỏ là do nguồn thức ăn cung cấp cho tôm không thoả đáng; nguồn nước ao nuôi bẩn, ô nhiễm, lượng oxy hoà tan trong nước không đủ cho nhu cầu hô hấp của tôm; tôm bị bệnh như bệnh đóng rong...

Friday. July 26th, 2013
Nuôi Tôm Càng Xanh Nuôi Tôm Càng Xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở nước ngọt, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Wednesday. March 13th, 2013
Bệnh Đốm Nâu Hay Bệnh Ăn Mòn Phụ Bộ Bệnh Đốm Nâu Hay Bệnh Ăn Mòn Phụ Bộ

Bệnh thường xảy ra sau khi nuôi 2-3 tháng trở đi, trên cơ thể tôm xuất hiện các đốm màu nâu và sau đó chuyển sang màu đen. Khi nhiễm bệnh, thường xuất hiện ăn mòn các phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm.

Saturday. July 6th, 2013
Ương Tôm Càng Xanh Bột Lên Giống Ương Tôm Càng Xanh Bột Lên Giống

Nơi nuôi tôm thịt được cải tạo tốt, có thể nuôi thẳng từ tôm bột lên tôm thịt, thông thường qua khâu ương giống 2-3 cm, 4-6 cm, 7-8 cm, sau đó nuôi tôm thịt hiệu quả sẽ cao hơn. Nơi ương giống TCX cần gắn liền với nơi nuôi tôm thịt. Tùy điều kiện cụ thể ở từng nơi mà có ương tôm giống thích hợp, có thể ương giống TCX ở ao, vào bể,...

Sunday. March 3rd, 2013