Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh Đóng Dấu Lợn

Bệnh Đóng Dấu Lợn
Publish date: Monday. January 2nd, 2012

Bệnh đóng dấu là một bệnh truyền nhiễm, xảy ra chủ yếu ở lợn trên 3 tháng tuổi và dưới 5 năm tuổi với tính cấp tính hay mãn tính và đặc trưng lâm sàng là chết đột ngột, sốt cao với những mảng xung huyết, mẩn đỏ định hình trên da, lợn bị viêm khớp.

Nguyên nhân: Do vi trùng Erysipelas (Erysipelothrix) Rhusiopathiae gây ra. Vi trùng có hình que bắt màu gram dương (+). Vi trùng tồn tại trong đất từ những nguồn nhiễm từ phân, nước tiểu của gia súc bệnh hay gia súc mang trùng có sẵn trong niêm mạc họng, amiđan và mũi lợn. Khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ trỗi dậy phát bệnh đặc biệt là thời tiết nắng nóng, oi bức, độ ẩm cao.

Triệu chứng: Có thể bệnh nhiễm 3 thể: Thể quá cấp, thể cấp tính, thể mãn tính. Đối với thể quá cấp, xảy ra nhanh, lợn sốt cao từ 41-42oC có khi lên tới 43oC, lợn bỏ ăn nằm ì một chỗ, trụy tim rồi chết. Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 3-4 tháng tuổi. Đối với thể cấp tính, tương tự như thể quá cấp, lợn sốt từ 41-42oC, quỵ gục, bỏ ăn và chết sau 24-48 giờ do bị nghẹt thở với những nốt sần xung huyết thâm tím trên tai và loang lổ khắp cơ thể.

Những đám xung huyết có hình tròn hay vuông đôi khi đa dạng hình và có kích thước khác nhau và tạo thành những nốt viêm da nổi mẩn cứng khắp cơ thể. Ở lợn trắng rất dễ nhận biết, nhưng ở lợn đen có thể lấy tay sờ thấy các nốt sần mẩn cứng xung huyết này. Đối với thể mãn tính, lợn sốt 40-41oC, bỏ ăn nằm bẹp một chỗ, chảy nước mắt, nước mũi.

Do bị tụ huyết đỏ sau đó tróc như vỏ đỗ, rách da, loét da và chảy nước vàng. Các khớp bị viêm và sưng, nóng đau khi sở vào. Sau 2-3 tuần bị cứng đờ, lợn đi lại khó khăn. Như vậy, có thể phân biệt 3 thể của bệnh. Thể quá cấp không thấy xuất hiện các nốt đỏ trên da. Thể cấp tính, nốt sần đỏ xung huyết khắp cơ thể và thể mãn tính, lợn bị thoái hóa da, sưng các khớp, da loét và chảy nước vàng. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, chúng ta dễ dàng chẩn đoán ra bệnh đóng dấu ở lợn.

Phòng bệnh: Bằng cách tiêm vacxin đóng dấu lợn, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn sinh học trong khu chăn nuôi.

Điều trị: Dùng Penicillin 20.000 UI/1 kg trọng lượng (1.000.000 UI/50 kg) ngày tiêm 3 lần. Ngoài ra còn dùng Ampicillin, Lincomycin có tác dụng rất tốt để điều trị bệnh đóng dấu ở lợn. Dùng Ampicillin 10-20 mg/kg trọng lượng, Ampi-Kana 1 g/40 kg trọng lượng, Ampi-Septol 1 ml/8 kg trọng lượng. Cần kết hợp với các loại thuốc trợ sức Vitamin B1, C, B-Complex, Cafein, Anagin-C và kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng cho tốt.


Related news

Tảo và đất sét cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng Tảo và đất sét cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng

Sự kết hợp của chiết xuất tảo và các khoáng chất đất sét đã cho thấy sự tăng tiêu hóa enzyme tự nhiên trong ruột non, một yếu tố quan trọng để sử dụng dinh dưỡng tối ưu. Dưới đây chúng tôi chia sẻ một vài thông tin ở lợn từ một thử nghiệm được thực hiện bởi INRA.

Tuesday. August 9th, 2016
Cho lợn con uống bổ sung nước với sắt hữu cơ Cho lợn con uống bổ sung nước với sắt hữu cơ

Thiếu máu ở lợn con là một vấn đề quan trọng chăn nuôi lợn, gây chậm phát triển và tăng tỷ lệ tử vong trong thời kỳ cho bú. Lợn con bị thiếu máu có triệu chứng khó thở, mệt mỏi, da và màng nhầy nhợt nhạt cũng như tăng khả năng nhiễm bệnh.

Tuesday. August 9th, 2016
Các loại thuốc chống viêm cho lợn nái ảnh hưởng đến lợn con như thế nào Các loại thuốc chống viêm cho lợn nái ảnh hưởng đến lợn con như thế nào

E Mainau, D Temple, X Manteca. Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả quản lý uống meloxicam ở lợn nái dựa trên tử vong trước khi cai sữa và tăng trưởng cũng như globulin miễn dịch G chuyển đến lợn con.

Thursday. October 13th, 2016
Phương pháp mới để xác định lượng khí thải metan ở lợn Phương pháp mới để xác định lượng khí thải metan ở lợn

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã đề xuất một phương pháp mới có thể giúp xác định số lượng phát thải khí metan và các quá trình phân hủy kết hợp với kiểm soát phân.

Thursday. October 13th, 2016
Hệ thống cho ăn mới ở lợn nái Hệ thống cho ăn mới ở lợn nái

Nedap giới thiệu hệ thống cho ăn mới ở lợn nái, cung cấp một quá trình chuyển đổi đơn giản và không rắc rối từ truyền thống đến cho lợn nái ăn hoàn toàn tự động trong chuồng đẻ.

Thursday. October 13th, 2016