Người Chăn Nuôi Cần Phải Cẩn Trọng Với Bệnh Dịch Tả Heo
Bệnh dịch tả là một trong những loại bệnh nguy hiểm do vi-rút gây ra, chưa có thuốc đặc trị. Bởi vậy, khi heo “dính” phải loại dịch bệnh này thì rất khó chữa trị. Khi phát hiện heo bị dịch bệnh, người chăn nuôi không thông báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y gần nhất mà chữa trị theo cách riêng, nên bệnh tình không thuyên giảm.
- Vi-rút gây bệnh dịch tả tiềm ẩn trong môi trường, gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát và gây bệnh cho đàn heo. Thời tiết nhiều biến đổi, mưa, nắng thất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe của heo. Trong khi việc đầu tư chăm sóc vật nuôi chưa đúng mức, công tác phòng chống dịch tả và các loại dịch bệnh khác cho heo chưa được người chăn nuôi chú trọng.
Nếu không tiêm phòng cho heo, hoặc tự tiêm phòng nhưng không đảm bảo yêu cầu làm sức đề kháng của heo yếu, điều kiện thời tiết phức tạp, vi-rút gây bệnh dịch tả phát triển gây hại heo nuôi.
- Phải duy trì công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch tả heo trên địa bàn, khoanh vùng ổ dịch để phun thuốc khử độc sát trùng chuồng trại nuôi heo, đồng thời hỗ trợ người dân tiêm vắc-xin phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Thời tiết diễn biến phức tạp cũng là điều kiện thuận lợi cho vi-rút gây bệnh dịch tả và các loại dịch bệnh khác phát triển gây hại heo nuôi. Để đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch, bên cạnh sự nỗ lực của ngành Thú y, chính quyền các địa phương cần thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc.
Cụ thể là tăng cường tuyên truyền về sự nguy hại của bệnh dịch tả và các loại dịch bệnh khác trên đàn heo nhằm nâng cao ý thức của người chăn nuôi trong việc phòng chống dịch bệnh gia súc; vận động bà con tiêm phòng cho đàn gia súc, tham gia công tác phòng chống dịch bệnh gia súc. Đồng thời, chính quyền các địa phương cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, giết mổ, vận chuyển gia súc, xử lý nghiêm các đối tượng cố tình vi phạm…
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay ở miền Bắc nước ta thường xuyên có các đợt mưa bão kéo dài, mưa to, lượng nước mưa lớn, một số nơi vùng ven sông nước dâng cao, gây ngập úng, lũ, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó việc lưu thông vận chuyển gia súc gia cầm trong mùa mưa bão cũng rất lớn, đây cũng là nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Mùa nước lũ cũng là mùa của côn trùng phát sinh phát triển, kể cả gia súc gia cầm chết trôi nổi từ vùng này sang vùng khác, khu vực này khu vực khác làm lây nhiễm dịch bệnh.
I. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh sưng phù đầu do trực khuẩn E.coli gây ra trên heo con sau khi cai sữa 4 - 10 ngày. Giai đoạn này heo con được tách khỏ i mẹ nên thường có thay đổi về thức ăn, dinh dưỡng, chuồng trại nuôi nhốt và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
1. Đối với lợn nái: Chủ hộ phải phát hiện được thời điểm lợn nái động dục và những triệu chứng lâm sàng trong quá trình động dục để người dẫn tinh viên kịp thời xử lý các tình trạng xấu ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai .
1. Ngộ độc sắt do chất lượng sắt: Chất lượng sắt kém: một số sản phẩm sắt không đạt yêu cầu kỹ thuật nên các phân tử sắt không được gắn kết vào cấu trúc của Dextran, phân tử sắt này ở dạng tự do rất dễ bị oxy hóa trong quá trình bảo quản sẽ gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng: chất sắt tự lắng tụ tại chỗ, gây xót, mô bị hoại tử, viêm sưng tạo abxe tại chỗ, heo suy yếu và tiêu chảy sau khi tiêm sắt vài ngày,…
Biện pháp kích thích heo động dục là phương pháp được ứng dụng rộng rãi để nâng cao năng suất sinh sản ở gia súc, giảm số lượng heo cái chậm sinh, rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ; Góp phần điều khiển hoạt động sinh sản của đàn gia súc theo kế hoạch của trang trại chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trong chăn nuôi heo nái sinh sản.