Bệnh đỏ thân đốm trắng trên tôm nuôi trong mùa mưa
Bệnh đỏ thân đốm trắng trên tôm nuôi trong mùa mưa.
Mầm bệnh đốm trắng luôn tiềm ẩn trong môi trường ao nuôi, một khi có điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát gây hại cho tôm nuôi, ông mai Văn Chánh ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cho biết:
“Những năm trước đây bệnh thân đỏ đốm trắng không xuất hiện nhiều, nhưng vài năm gần đây bệnh xuất hiện rất nhiều ở vùng nuôi tôm Mỹ Xuyên, bệnh này thường xuất hiện vào khoảng tháng 8 kéo dài đến tháng 12.”
Là bệnh do virus, không có thuốc đặc trị, biện pháp duy nhất hiện nay là bà con phải đảm bảo tốt kỹ thuật cải tạo, xử lý nước, tăng sức đề kháng cho tôm, một khi môi trường trong ao nuôi thuận lợi thì virus đốm trắng sẽ bùng phát.
Đang là mùa mưa, nền nhiệt giảm thấp cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh đỏ thân đốm trắng phát sinh, thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông Sóc Trăng, nhận xét: “Nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng xuất phát từ khâu cải tạo ao nuôi chưa tốt, mặt khác do các tác nhân tác động vào như chim, chuột, nguồn nước nhiễm mầm bệnh…
Đây là bệnh do virus gây ra nên chúng ta không có giải pháp để trị mà chỉ phòng bệnh mà thôi .”
Hiện nay là giai đoạn tôm nuôi đang phát triển, bệnh đỏ thân đốm trắng xuất hiện đã gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.
Nhiều ao nuôi tôm phải thu hoạch sớm một khi bệnh này xuất hiện.
Ở huyện Mỹ Xuyên, bệnh đỏ thân đốm trắng xuất hiện nhiều trên tôm sú, nhiều hộ phải thu hoạch tôm có kích cỡ nhỏ từ 80 đến 100 con/kg, đối với tôm sú thì đây là tổn thất rất lớn, thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông Sóc Trăng, có những lưu ý sau:
“Đối với bệnh đỏ thân đốm trắng thì người nuôi tôm chủ yếu phòng bệnh là chính.
Do đó, bà con phải chú trọng khâu cải tạo ao nuôi, cải tạo đúng quy trình để các sinh vật như cua, còng trong ao được diệt hết.
Lấy nước từ sông rạch vào phải xử lý qua ao lắng.
Khi chọn con giống phải qua xét nghiệm về bệnh đốm trắng, tạo môi trường ao nuôi tốt như là độ kềm, độ pH, ôxy phải tốt để cho môi trường nuôi thông thoáng, sử dụng các chế phẩm sinh học để hạn chế khí độc.”
Nhiều hộ nuôi phải thu hoạch sớm do tôm bị bệnh
Đỏ thân đốm trắng là một trong những bệnh nguy hiểm, khả năng bùng phát thành dịch, đặc biệt là trong giai đoạn nhiệt độ giảm thấp.
Vẫn chưa có thuốc đặc trị nên cơ bản vẫn là biện pháp phòng bệnh, khống chế virus phát sinh. Đó cũng là lý do Ngành Nông Nghiệp khuyến cáo bà con tuân thủ khung lịch thời vụ để tránh thời điểm có thể bệnh đốm trắng phát sinh.
Có thể bạn quan tâm
“Không có vốn, nông dân nỗ lực đến mấy cũng đành bó tay. Vùng tôm này ra đời đã hàng chục năm, song mới thực sự khởi sắc dăm ba năm trở lại đây, khi Phòng Giao dịch Hòa Sơn thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hòa Vang (Đà Nẵng) giải ngân cho vay số tiền lớn”, ông Mai Phước Binh, Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp nuôi tôm nước lợ thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), tổ trưởng tổ vay vốn cho biết.
Lực lượng Kiểm ngư cùng các lực lượng chức năng khác luôn túc trực và sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân hoạt động trên các ngư trường thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Là công nhân cơ khí tại Nhà máy Z195, với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, anh Trịnh Hồng Hiền ở xã Hợp Châu (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã nuôi ý định làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến ngày 9/5, trên địa bàn tỉnh có 49,3 ha tôm nuôi bị chết, do bệnh môi trường và đốm trắng; làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống, thả nuôi từ 40-50 ngày tuổi.
Trong vài năm trở lại đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp không ít khó khăn như dịch bệnh, giá rớt, đầu ra chưa ổn định. Hậu quả là người chăn nuôi lỗ nặng, không đủ vốn để tái đàn khi giá sản phẩm lên cao...