Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh Do Haemophilus Parasuis Ở Lợn

Bệnh Do Haemophilus Parasuis Ở Lợn
Ngày đăng: 02/01/2012

Đây là bệnh truyền nhiễm của heo con, chủ yếu heo con sau cai sữa. Đặc trưng của bệnh là xảy ra đột ngột, tuần hoàn ngoại vi của cơ thể bị trở ngại làm cho các vùng ngoại biên của cơ thể có màu tím tái (chót tai, chân...), ứ nước ở mí mắt, viêm khớp. Bệnh chỉ xảy ra lẻ tẻ và giới hạn trong phạm vi của trại.

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Haemophilus parasuis và Haemophilus suis gây ra. Bệnh thường xảy ra ở heo sau khi sinh đến tháng tuổi thứ ba. Mầm bệnh thường ký sinh sẵn trên đường hô hấp heo khi có nguyên nhân làm giảm sức đề kháng như: thời tiết thay đổi hay các yếu tố gây stress vi khuẩn sẽ tăng độc lực gây bệnh.

Triệu chứng: Bệnh xảy ra thình lình trên một số con hoặc nhiều heo và bệnh xảy ra ở thể quá cấp tính. Con vật sốt từ 40,5 – 42 độ C, lờ đờ, ăn ít hoặc bỏ ăn, nhịp tim tăng (160 lần/phút), thủy thũng. Niêm mạc mắt heo bệnh bị đỏ, đôi khi heo thở khó, ho. Con vật thường la chói tai vì đau khớp, dáng đi chậm chạp, què, thường ngồi như chó ngồi. Một hay nhiều khớp bị sưng nóng, đau, thường gặp nhiều ở các khớp cổ chân. Một số heo có triệu chứng viêm màng não, co giật, run cơ. Heo đi chậm chạp, 2 chân sau loạng choạng và hay ngã về một bên. Heo bệnh chết sau 2-5 ngày.

Bệnh tích: Bệnh tích chủ yếu là viêm thanh dịch có tơ huyết ở màng não, màng phổi, màng bao tim, phúc mạc, khớp. Những bệnh tích này có thể xảy ra cùng một lúc hoặc riêng lẻ.

Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, vật nuôi bằng Vimekon (pha 100gr với 20 lít nước) hay Vime-Iodine (15 – 20 ml/4 lít nước) phun khắp chuồng, định kỳ 3 – 4 tuần sử dụng 1 lần. Dùng một trong các loại kháng sinh sau trộn vào thức ăn cho heo ăn ngừa bệnh: Ampiseptryl (100gr/300kg thể trọng/ngày); Vime – Baciflor: 100 gr/40 – 50kg thức ăn. Thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt như: Vimix plus: 100gr/120 lít nước, dùng hàng ngày; Vime – Amino: 100gr/100kg thức ăn, cho heo ăn thường xuyên nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp heo có khả năng chống lại các tác nhân gây stress.

Trị bệnh: Cần điều trị sớm, tiêm kháng sinh với liều cao để thuốc nhanh chóng thấm vào màng não và dịch các mô. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau liên tục 3 – 4 ngày: Penkana 1lọ cho 30 – 50 kg thể trọng/ngày; Vimexysone C.O.D (tím) 1ml/5kg thể trọng/ngày; Ketovet 1ml/15kg thể trọng/ngày, có thể tiêm trực tiếp vào khớp; Lincoseptryl 1ml/10kg thể trọng/ngày; Vimefloro F.D.P (cặp) 1ml/2 – 4kg thể trọng/ngày. Kết hợp Vime-Liptyl (1ml/15 – 20kg thể trọng) giúp heo giảm đau, hạ sốt, kích thích tim mạch và hô hô hấp.

Sau thời gian điều trị bệnh bằng kháng sinh cần bổ sung men tiêu hoá 2 – 3 ngày để tránh loạn khuẩn đường ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn: Vime-6-way 100gr/50kg thức ăn; Vime – Subtyl: 100gr/20kg thức ăn (cho heo từ 1 tháng tuổi); và bổ sung Biotin H AD với liều 1kg/1tấn thức ăn.


Có thể bạn quan tâm

Sữa dê với thành phần lizozim kháng khuẩn giúp lợn con phục hồi sau khi bị tiêu chảy Sữa dê với thành phần lizozim kháng khuẩn giúp lợn con phục hồi sau khi bị tiêu chảy

Sữa dê đã được biến đổi gien tạo ra một loại protein kháng khuẩn với số lượng lớn hơn đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy ở lợn con, điều này thể hiện các sản phẩm thực phẩm từ động vật biến đổi gien cũng có thể có lợi cho sức khỏe con người. Đây là công trình khoa học của các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Davis.

03/05/2016
Dòng tế bào mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ giúp xác định huyết thanh virút gây bệnh lở mồm long móng Dòng tế bào mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ giúp xác định huyết thanh virút gây bệnh lở mồm long móng

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp (USDA) đã phát triển một dòng tế bào mới phát hiện nhanh chóng và chính xác virút gây bệnh lở mồm long móng (LMLM) - virút gây ra một căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho đàn gia súc và động vật có móng chẻ khác.

03/05/2016
Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi mang lại nhiều hiệu quả Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi mang lại nhiều hiệu quả

Dự án “Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi an toàn sinh học” do Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai từ tháng 6/2012 đến nay đã đạt được những kết quả cao, từ đây mở ra hướng chăn nuôi bền vững theo mục tiêu an toàn sinh học, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

03/05/2016
Nghiên cứu nguồn prôtêin dễ tiêu hóa cho lợn con sau cai sữa Nghiên cứu nguồn prôtêin dễ tiêu hóa cho lợn con sau cai sữa

Trong giai đoạn sau cai sữa, lợn con trải qua một quá trình chuyển đổi của chế độ ăn từ bú sữa cho tới tiêu thụ thức ăn chăn nuôi khác. Vì nó có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy nên việc cho lợn con ăn các thành phần dễ tiêu hóa là chìa khóa của vấn đề này.

03/05/2016
Nghiên cứu về chất béo trong thành phần thức ăn chăn nuôi cho lợn Nghiên cứu về chất béo trong thành phần thức ăn chăn nuôi cho lợn

Người chăn nuôi lợn cần thông tin chính xác về giá trị năng lượng của chất béo trong thành phần thức ăn chăn nuôi để đảm bảo rằng chế độ ăn uống của lợn nuôi được xây dựng một cách kinh tế và tối đa hóa chất lượng thịt lợn. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois đã xác định khả năng tiêu hóa chất béo của lợn đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi làm từ ngô và đậu tương.

03/05/2016