Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Lợn Con Chết Khi Sinh

Lợn Con Chết Khi Sinh
Ngày đăng: 20/08/2013

Lợn con chết khi sinh nếu xảy ra ở những con lợn mẹ khỏe mạnh thì cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân. 

Có nhiều lý do như quá yếu, không tự làm rách màng bọc, bị chết ngạt hoặc chết cóng. Ngoài ra còn có nhiều hiện tượng bất thường khác cũng cần phải lưu tâm như thai chết lưu, hoặc chết trước khi sinh mặc dù bề ngoài không khác gì những con lợn khác. Để kiểm chứng chết trước hoặc sau khi sinh thì chỉ cần cắt một miếng phổi của lợn đặt vào trong chậu nước, nếu nổi nghĩa là không phải chết trong bụng mẹ mà chết sau khi sinh.

Dưới đây là 10 nguyên nhân nhận biết về hiện tượng nói trên.

1. Trường hợp có nhiều lợn con trong một ca sinh bị chết, thường là 3 hoặc 5 con sau cùng thì rất có thể là do chiều dài cửa tử cung và dây rốn. Trung bình cứ 1 mét dây rốn cho một con lợn con (thực tế thì chỉ khoảng 70cm) kéo dài ra cùng với lợn, nếu chiều dài này không đủ, kéo căng và bị đứt thì lợn con sẽ bị mất dưỡng khí, chết ngạt trước khi thích nghi với môi trường bên ngoài.

2. Nguyên nhân thứ 2 có thể là do lợn mẹ quá già, đẻ nhiều lứa. Thông thường hiện tượng lợn con chết sau khi sinh thường gặp ở những con lợn nái đẻ từ lứa thứ 4 trở đi, lợn càng già càng yếu lại đẻ nhiều lứa thì tỷ lệ chết sơ sinh ở lần đẻ sau càng cao.

3. Nguyên nhân thứ 3 là do lợn mẹ mắc bệnh stress (căng thẳng) trải qua những áp lực quá lớn trước khi sinh, ví dụ như bị chấn thương, bị đánh đập, thiếu ăn, mắc bệnh...

4. Lợn mẹ gặp khó khăn khi đẻ.

5. Do lợn mẹ bị thiếu máu, thiếu vitamin E thì lợn con sinh ra dễ bị thiếu vitamin E và dễ bị tử vong, chất yểu.

6. Do lợn mẹ không được chăm sóc đầy đủ, đặc biệt là thiếu vitamin A trầm trọng trong nhiều tháng liền trước khi sinh.

7. Thức ăn của lợn mẹ thường xuyên không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm nấm mốc hoặc có tạp chất gây suy yếu cơ thể lợn mẹ và lợn con, hậu quả khi sinh quá yếu không thể tồn tại được.

8. Ngay trong thời gian sinh, lợn mẹ ốm, bị viêm nhiễm thì những căn bệnh này sẽ truyền sang cho lợn con hoặc ngược lại nếu lợn mẹ bị ốm khi lợn con chưa ra đời thì rất có thể sẽ bị xảy thai hoặc sinh con sẽ bị chết yểu hoặc nếu bị ốm, viêm nhiễm vào giai đoạn sắp sinh thì tỷ lệ lợn con chết cũng sẽ tăng đột ngột.

9. Ngoài ra còn có nguyên nhân do ngạt thở, thiếu dưỡng khí hoặc do không khí môi trường nơi lợn sinh bị ô nhiễm, nhất là khí CO (Carbon monoxide) từ xe cộ thải ra làm cho lợn con bị ngạt ngay từ trong bụng mẹ và nếu qua khỏi thì khi chào đời tỷ lệ tử vong cũng sẽ cao.

10. Làm gì để hạn chế tỷ lệ tử vong ở lợn khi sinh?

Theo giới chuyên môn, đây là những lý do có thể phòng ngừa được, bằng cách duy trì môi trường vệ sinh sạch sẽ, ăn uống khoa học, đủ chất, phòng bệnh và điều trị các loại bệnh cho lợn mẹ. Không nên nuôi lợn nái quá già, chú ý đảm bảo đủ dưỡng chất cho lợn khi mang thai, đảm bảo chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, tránh nơi có khí độc. Nếu cần có thể tư vấn bác sĩ thú y và thực hiện tốt các khuyến cáo do chuyên môn quy định.


Có thể bạn quan tâm

Hội Chứng MMA Trên Heo Nái Hội Chứng MMA Trên Heo Nái

MMA (mastitis - metritis - agalactia) là tên gọi chung của các triệu chứng bệnh thường xảy ra trên heo nái, bao gồm viêm vú, viêm tử cung, mất sữa. Hội chứng này có thể xảy ra trong 2 ngày đầu sau khi sinh, đôi khi xảy ra trong vòng 1 tuần đầu tiên.

26/07/2013
Kỹ Thuật Nuôi Lợn Nái Kỹ Thuật Nuôi Lợn Nái

Sở dĩ chọn những giống lợn trên vì chúng có những ưu điểm sau: Đẻ sai con, nuôi con khéo, tuổi sử dụng kéo dài, khả năng tiết sữa tốt, chịu đựng tốt trong điều kiện khí hậu ở nước ta.

26/07/2013
Cách Xử Lý Heo Nái Chậm Lên Giống Sau Khi Cai Sữa Con Cách Xử Lý Heo Nái Chậm Lên Giống Sau Khi Cai Sữa Con

Rối loạn di truyền, đột biến di truyền do sự tương tác và kết hợp gen không bình thường sẽ dẫn tới vô sinh. Những lợn vô sinh do di truyền thường bị khuyết tật về cơ thể học của cơ quan sinh dục hay tuyến sinh dục phát triển không đầy đủ. Những rối loạn chức năng của cơ quan sinh dục là nguyên nhân trực tiếp gây nên vô sinh hoặc chậm lên giống.

27/07/2013
Chọn Và Phối Giống Cho Lợn Nái Ngoại Chọn Và Phối Giống Cho Lợn Nái Ngoại

Những giống lợn trên có ưu điểm: Đẻ sai con, nuôi con khéo, tuổi sử dụng kéo dài, khả năng tiết sữa cao, chịu đựng tốt với khí hậu ở nước ta. Chọn những con nái hậu bị lúc 7, 8 tháng tuổi có trọng lượng 80 - 100kg.

31/07/2013
Chăm Sóc Lợn Sau Khi Sinh Con Chăm Sóc Lợn Sau Khi Sinh Con

Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, người nông dân thường dựa theo kinh nghiệm của bản thân để chăm sóc và nuôi dưỡng, sự can thiệp này nhiều khi không đúng theo nhu cầu sinh lý tự nhiên của con vật gây nên hiện tượng stress bất lợi, làm giảm năng suất, chất lượng con giống.

31/07/2013