Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Bệnh Đầu Vàng (Yellow Head Disease)

Bệnh Đầu Vàng (Yellow Head Disease)
Ngày đăng: 03/01/2012

Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao.

Bệnh đầu vàng trên tôm sú (Penaeus monodon): Tôm bên trái: bị nhiễm bệnh. Tôm bên phải: bình thường.

Triệu chứng:

- Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột. Sau đó 1-2 ngày tôm bơi lờ đờ không định hướng trên mặt nước hoặc ven bờ, bám vào bờ.

- Phần đầu ngực, gan, tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu

- Thân tôm có màu nhợt nhạt

- Tôm chết rải rác trong vó rồi chết với mức độ tăng dần

- Tôm chết rất nhanh trong vòng 3-5 ngày (có thể chết gần 100%) sau khi xuất hiện các triệu chứng.

- Theo Việt Linh, bệnh nặng thêm và gây chết nhanh khi tôm vừa có dấu hiệu nhiễm bệnh đầu vàng vừa có bệnh đốm trắng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh:

- Nhận biết triệu chứng bệnh.

- Nhuộm màu mô bào, tế bào máu nhận thấy nhân tế bào bị thoái hóa đông đặc.

- Phân tích PCR.
Nguyên nhân:

- Bệnh do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que, kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus.

Lây truyền bệnh:

- Chủ yếu lây truyền theo hàng ngang, do có vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi trường nước.

Phòng và trị bệnh:

- Bệnh đầu vàng chưa có thuốc chữa.

- Phòng ngừa và ngăn chặn bằng cách chọn tôm giống sạch bệnh (qua kiểm tra PCR), diệt khuẩn và diệt vật chủ mang mầm bệnh trong ao và nước.

- Không nuôi mật độ quá cao.

- Luôn cung cấp đủ oxy cho ao nuôi.

- Giữ môi trường ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Chăm Sóc Và Bảo Vệ Tôm Cá Trong Mùa Mưa Chăm Sóc Và Bảo Vệ Tôm Cá Trong Mùa Mưa

Tôm sú là loài động vật có máu lạnh, nhiệt độ cơ thể của tôm có thể thay đổi trong một khoảng nhiệt độ giới hạn. Tuy nhiên tôm sẽ bị yếu, sốc và có thể chết hàng loạt nếu các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột vượt khỏi giới hạn cho phép.

27/04/2014
Bổ sung axit hữu cơ trong chế độ ăn của Tôm sú Bổ sung axit hữu cơ trong chế độ ăn của Tôm sú

“Việc sử dụng các chất bổ sung axit hữu cơ trong chế độ ăn của tôm nuôi thương mại dẫn đến tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn và khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh”, được viết bởi Wing-Keong Ng và các đồng nghiệp từ UniversitiSains Malaysia.

05/11/2015
Bền vững nhờ nuôi cá dìa kết hợp tôm sú Bền vững nhờ nuôi cá dìa kết hợp tôm sú

Dịch bệnh và môi trường nước ô nhiễm khiến người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Một trong những giải pháp giúp người dân Thừa Thiên – Huế khắc phục tình trạng này là nuôi cá dìa kết hợp tôm sú.

05/11/2015
Quy trình nuôi tôm sú cho mùa vụ nuôi năm Quy trình nuôi tôm sú cho mùa vụ nuôi năm

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh áp dụng cho mùa vụ nuôi năm 2014 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

01/12/2015
Nuôi tôm sú xen tôm càng xanh Nuôi tôm sú xen tôm càng xanh

Điều đặc biệt là ở mô hình nuôi xen canh, tôm sú ít bị dịch bệnh hơn so với cách nuôi truyền thống.

10/11/2015