Home / Hải sản / Tôm sú

Bệnh Đầu Vàng (Yellow Head Disease)

Bệnh Đầu Vàng (Yellow Head Disease)
Publish date: Tuesday. January 3rd, 2012

Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao.

Bệnh đầu vàng trên tôm sú (Penaeus monodon): Tôm bên trái: bị nhiễm bệnh. Tôm bên phải: bình thường.

Triệu chứng:

- Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột. Sau đó 1-2 ngày tôm bơi lờ đờ không định hướng trên mặt nước hoặc ven bờ, bám vào bờ.

- Phần đầu ngực, gan, tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu

- Thân tôm có màu nhợt nhạt

- Tôm chết rải rác trong vó rồi chết với mức độ tăng dần

- Tôm chết rất nhanh trong vòng 3-5 ngày (có thể chết gần 100%) sau khi xuất hiện các triệu chứng.

- Theo Việt Linh, bệnh nặng thêm và gây chết nhanh khi tôm vừa có dấu hiệu nhiễm bệnh đầu vàng vừa có bệnh đốm trắng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh:

- Nhận biết triệu chứng bệnh.

- Nhuộm màu mô bào, tế bào máu nhận thấy nhân tế bào bị thoái hóa đông đặc.

- Phân tích PCR.
Nguyên nhân:

- Bệnh do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que, kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus.

Lây truyền bệnh:

- Chủ yếu lây truyền theo hàng ngang, do có vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi trường nước.

Phòng và trị bệnh:

- Bệnh đầu vàng chưa có thuốc chữa.

- Phòng ngừa và ngăn chặn bằng cách chọn tôm giống sạch bệnh (qua kiểm tra PCR), diệt khuẩn và diệt vật chủ mang mầm bệnh trong ao và nước.

- Không nuôi mật độ quá cao.

- Luôn cung cấp đủ oxy cho ao nuôi.

- Giữ môi trường ổn định.


Related news

Cắt Cuống Mắt Để Kích Thích Tôm Đẻ Cắt Cuống Mắt Để Kích Thích Tôm Đẻ

Trong tự nhiên, tôm cái trưởng thành giao vĩ ngay sau khi lột xác. Chúng chứa tinh của tôm đực trong nang lưu tinh cho đến khi đẻ trứng. Sau đó, buồng trứng mới phát triển và tôm đẻ.

Saturday. July 6th, 2013
Nuôi Ghép Hàu Với Tôm Sú Nuôi Ghép Hàu Với Tôm Sú

Nhóm nghiên cứu của Khoa Nông Lâm Ngư- Đại học Vinh đã triển khai mô hình nuôi theo hướng này tại xã Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An. Ao có diện tích 4.000 - 4.100 m2, mức nước 1,2 - 1,4m, độ mặn 25 – 15%o giảm dần từ đầu đến cuối vụ nuôi. ^Hai giàn quạt nước (24 cánh/giàn) được bố trí đảo chiều ở giữa ao nuôi.

Wednesday. July 31st, 2013
Cách Giảm Giá Thành Nuôi Tôm Sú Cách Giảm Giá Thành Nuôi Tôm Sú

Dịch bệnh, nhất là đốm trắng gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, giá thức ăn đã giảm, lãi suất ngân hàng giảm mạnh, người nuôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong đối phó với dịch bệnh. Dưới đây là một số giải pháp cơ bản tại hội thảo chuyên đề “Làm cách nào giảm giá thành nuôi tôm sú?”, do Sở NN&PTNT vừa tổ chức tại Bình Đại.

Thursday. August 1st, 2013
Bệnh Phân Trắng Ở Tôm Sú Và Cách Phòng, Trị Bệnh Phân Trắng Ở Tôm Sú Và Cách Phòng, Trị

Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, mức độ xảy ra nhiều nhất là 70-80 ngày tuổi. Phân trắng xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ nuôi, mức độ của bệnh và số lượng tôm nhiễm bệnh. Mặc dù bệnh không gây tôm chết đồng loạt nhưng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Thursday. August 22nd, 2013
Các Vấn Đề Khi Nuôi Tôm Sú Độ Mặn Thấp Các Vấn Đề Khi Nuôi Tôm Sú Độ Mặn Thấp

Tôm sú (Penaeus monodon) có khả năng sống trong các môi trường độ mặn, từ 2 phần ngàn (ppt) đến 45 phần ngàn (2-45 ppt). Tuy nhiên, khi nuôi tôm ở độ mặn quá cao hoặc quá thấp thường có nhiều vấn đề hơn là khi nuôi tôm trong khoảng độ mặn tối ưu cho đặc điểm sinh học của tôm sú (tối ưu là từ 15 đến 25 ppt). Nuôi tôm ở độ mặn cao hơn 30 ppt sẽ dễ làm bùng phát dịch bệnh, đặc biệt các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng và vi khuẩn phát sáng. Vì vậy, người nuôi tôm có xu hướng nuôi tôm ở môi trường nước lợ hoặc ngọt nhưng khi nuôi tôm ở nước ngọt các vấn đề thường gặp phải là:

Wednesday. November 13th, 2013