Trang chủ / Cây lương thực / Trồng sắn

Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Sắn Lây Lan Nhanh

Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Sắn Lây Lan Nhanh
Ngày đăng: 21/04/2012

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, toàn tỉnh có 314 ha sắn bị gây hại, trong đó số diện tích bị nhiễm nặng là 117 ha, tập trung ở các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người dân nên tiêu hủy triệt để các cây sắn và tàn dư sau thu hoạch ở các vùng đã xuất hiện bệnh. Trong giai đoạn cây con, người trồng cần tăng cường phát hiện và tiêu hủy sớm các cây bị bệnh.

Mới đây, Sở NN-PTNT tỉnh thành lập đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh chổi rồng hại sắn. Qua đó Sở NN-PTNT đề nghị UBND huyện và Chi cục Bảo vệ thực vật thường xuyên kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn kịp thời bệnh chổi rồng; tuyệt đối không để nông dân sử dụng cây sắn bị bệnh làm giống trồng vụ mới; đồng thời bố trí kinh phí để du nhập, trồng thử nghiệm và nhân rộng các giống sắn mới triển vọng như KM 98-5, KM98-7, KM140… Bà con nông dân nên trồng luân canh 1 - 2 vụ cây họ đậu hoặc cây bắp và áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý để cắt nguồn lây lan bệnh chổi rồng.

Có thể bạn quan tâm

Phòng Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Sắn Phòng Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Sắn

Ông Đặng Văn Mạnh cho biết thêm, chi cục đang phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân xây dựng mô hình quản lý bệnh chổi rồng. Theo đó, tiến hành tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân trồng sắn biết tác hại của bệnh chổi rồng để ngăn chặn tình trạng, nguy cơ lây lan phát triển mạnh.

30/10/2013
Bệnh “lạ” hại sắn lan nhanh, giá sắn nguyên liệu tăng vọt Bệnh “lạ” hại sắn lan nhanh, giá sắn nguyên liệu tăng vọt

Theo thông tin từ Hiệp hội Sắn Việt Nam, giá sắn (mì) nguyên liệu đang tăng mạnh tại tất cả các khu vực, trung bình cứ cách 1 - 2 ngày lại tăng một giá.

13/10/2017
“Ngon bổ rẻ” từ khoai mì “Ngon bổ rẻ” từ khoai mì

Là một loại cây thân củ giàu tinh bột, khoai mì hay củ sắn (cassava) có thể cung cấp cho ngành chăn nuôi nhiều dạng nguyên liệu thức ăn giá trị dinh dưỡng cao

20/10/2017
Sử dụng ong ký sinh để quản lý rệp sáp bột hồng hại sắn Sử dụng ong ký sinh để quản lý rệp sáp bột hồng hại sắn

Sử dụng ong ký sinh để quản lý rệp sáp bột hồng hại sắn. Quy trình này áp dụng cho cho các vùng trồng sắn trong cả nước.

31/10/2017
Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn

Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn được áp dụng cho các cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân trồng sắn

31/10/2017