Bệnh Cháy Bìa Lá
(Xanthomonas oryzae)
Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên. Vi khuẩn phát triển trong phạm vi pH từ 4 - 8,8. Nhiệt độ tối thích là 28-30oC.
Bệnh phát sinh phá hại trong suốt từ thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng triệu chứng điển hình biểu hiện ở thời kỳ lúa cấy trên ruộng từ sau đẻ nhánh đến trổ và chín sữa. Vết bệnh tạo thành các sọc như giọt dầu từ mép lá gần đỉnh và phát triển dần theo cả chiếu dài và chiều rộng tạo thành một vết cháy ở mép và đỉnh lá. Vết bệnh có màu vàng xám nhạt, giữa vết cháy và phần xanh còn lại của lá có ranh giới rõ ràng bởi một đường nâu sẫm, vết bệnh có thể lan rộng làm cả phiến lá khô bạc trắng. Vào sáng sớm khi còn ướt sương hoặc ngày mưa dầm ẩm ướt trên vết bệnh sinh những giọt keo màu vàng hoặc khô lại thành hạt nhỏ như trứng cá. Bệnh phát triển nặng có thể làm toàn bộ lá, kể cả lá đòng bị khô rạc nhanh chóng trước khi lúa chín, làm hạt kém mẩy và vỏ trấu bị đen.
Tuy là một loại bệnh có cự ly truyền nhiễm lây lan hẹp, song nó nguồn bệnh phong phú như: cỏ dại, đất, nước, hạt giống, tàn dư cây bệnh, hơn nữa các yếu tố mưa, gió, giông bão... có thể truyền lan bệnh với phạm vi không gian khá rộng, giọt keo vi khuẩn hình thành với số lượng nhiều, đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm bệnh phát triển mạnh sau những đợt mưa gió trong suốt vụ mùa ở nước ta.
Bệnh sẽ phát triển nặng trên các ruộng cấy, sạ dày, bón thừa phân đạm hay trên các chân đất ngập nước liên tục, đất phèn, ngộ độc acid hữu cơ. Vụ đông xuân có gió nhiều và thời tiết mát mẻ nên rất thuận lợi cho bệnh vàng này phát sinh phát triển và lây lan trên ruộng lúa. Bệnh thường phát sinh sớm từ trung tuần tháng 8 ngay lúc lúa đang đẻ nhánh và tiếp tục phát triển mạnh vào những thời kỳ làm đòng, trổ đến chín. Các trà lúa mùa sớm cấy các giống dễ cảm bệnh thường bị bệnh rất sớm và khá nặng, giảm năng suất nhiều, đặc biệt trong những năm nhiều mưa bão.
Phòng trừ bằng cách:
● Chọn giống sạch và kháng bệnh, có bộ lá dày, xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ, gieo sạ.
● Tăng cường bón phân hữu cơ, không bón quá nhiều phân đạm và không bón thúc muộn. Bón đủ lân, kali.
● Chọn mùa vụ thích hợp, nên làm đất và khử trùng đất kỹ, nếu có điều kiện nên luân canh với các cây trồng khác không phải là đối tượng lan truyền bệnh.
● Khi ruộng chớm bị bệnh cháy bìa lá thì có thể xử lý một trong các loại thuốc như Staner 20WP, Sasa 20WP, Xanthomix 20WP, Asusu 20WP...
Có thể bạn quan tâm
Để thực hiện bảo quản thóc, gạo đạt được hiệu quả tốt nhất đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các khâu như thu hoạch, phơi sấy, làm sạch…Cụ thể:
Cánh đồng lúa LY2099 tại xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) đang hối hả chuẩn bị bước vào vụ gặt.
Đây là giống lúa cảm ôn, gieo trồng được cả vụ xuân và mùa. Thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 125-135 ngày, vụ mùa 105- 110 ngày.
Bệnh lem lép hạt, đây là tên gọi chung của hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép, tức là bên trong ít hoặc rất ít gạo, nghiêm trọng hơn hoàn toàn không có gạo.
Theo các thông tin trên mạng thì thường gặp các loài thiên địch sau đây, chúng có tác dụng diệt sâu hại trên cánh đồng lúa và nhiều cây trồng khác.