Bệnh Cháy Bìa Lá
(Xanthomonas oryzae)
Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên. Vi khuẩn phát triển trong phạm vi pH từ 4 - 8,8. Nhiệt độ tối thích là 28-30oC.
Bệnh phát sinh phá hại trong suốt từ thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng triệu chứng điển hình biểu hiện ở thời kỳ lúa cấy trên ruộng từ sau đẻ nhánh đến trổ và chín sữa. Vết bệnh tạo thành các sọc như giọt dầu từ mép lá gần đỉnh và phát triển dần theo cả chiếu dài và chiều rộng tạo thành một vết cháy ở mép và đỉnh lá. Vết bệnh có màu vàng xám nhạt, giữa vết cháy và phần xanh còn lại của lá có ranh giới rõ ràng bởi một đường nâu sẫm, vết bệnh có thể lan rộng làm cả phiến lá khô bạc trắng. Vào sáng sớm khi còn ướt sương hoặc ngày mưa dầm ẩm ướt trên vết bệnh sinh những giọt keo màu vàng hoặc khô lại thành hạt nhỏ như trứng cá. Bệnh phát triển nặng có thể làm toàn bộ lá, kể cả lá đòng bị khô rạc nhanh chóng trước khi lúa chín, làm hạt kém mẩy và vỏ trấu bị đen.
Tuy là một loại bệnh có cự ly truyền nhiễm lây lan hẹp, song nó nguồn bệnh phong phú như: cỏ dại, đất, nước, hạt giống, tàn dư cây bệnh, hơn nữa các yếu tố mưa, gió, giông bão... có thể truyền lan bệnh với phạm vi không gian khá rộng, giọt keo vi khuẩn hình thành với số lượng nhiều, đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm bệnh phát triển mạnh sau những đợt mưa gió trong suốt vụ mùa ở nước ta.
Bệnh sẽ phát triển nặng trên các ruộng cấy, sạ dày, bón thừa phân đạm hay trên các chân đất ngập nước liên tục, đất phèn, ngộ độc acid hữu cơ. Vụ đông xuân có gió nhiều và thời tiết mát mẻ nên rất thuận lợi cho bệnh vàng này phát sinh phát triển và lây lan trên ruộng lúa. Bệnh thường phát sinh sớm từ trung tuần tháng 8 ngay lúc lúa đang đẻ nhánh và tiếp tục phát triển mạnh vào những thời kỳ làm đòng, trổ đến chín. Các trà lúa mùa sớm cấy các giống dễ cảm bệnh thường bị bệnh rất sớm và khá nặng, giảm năng suất nhiều, đặc biệt trong những năm nhiều mưa bão.
Phòng trừ bằng cách:
● Chọn giống sạch và kháng bệnh, có bộ lá dày, xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ, gieo sạ.
● Tăng cường bón phân hữu cơ, không bón quá nhiều phân đạm và không bón thúc muộn. Bón đủ lân, kali.
● Chọn mùa vụ thích hợp, nên làm đất và khử trùng đất kỹ, nếu có điều kiện nên luân canh với các cây trồng khác không phải là đối tượng lan truyền bệnh.
● Khi ruộng chớm bị bệnh cháy bìa lá thì có thể xử lý một trong các loại thuốc như Staner 20WP, Sasa 20WP, Xanthomix 20WP, Asusu 20WP...
Related news
Khả năng chống đổ tốt, sạch bệnh, năng suất cao, cơm dẻo, thơm… là những ưu điểm nổi bật của giống lúa VNR20 được cả các nhà chuyên môn và nông dân Tuyên Quang
Giống lúa thuần Hưng Long 555 do Cty CP Giống nông nghiệp Quốc tế nghiên cứu, chọn tạo và SX từ năm 2017, sau 3 vụ cấy ở nhiều tỉnh, đều mang lại ưu thế
Giống lúa OM18 đang dấy lên cơn sốt chưa từng có, làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu giống của Viện Lúa ĐBSCL cung ra thị trường so với những năm qua
Cây lúa khỏe ngay từ đầu là một điều vô cùng cần thiết, trong đó tiền đề về bộ rễ khỏe luôn là một khởi đầu vững chắc để đảm bảo năng suất.