Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Phương pháp phòng trừ lúa cỏ hiệu quả cao

Phương pháp phòng trừ lúa cỏ hiệu quả cao
Tác giả: Quý Trang (Chi cục TT&BVTV)
Ngày đăng: 24/01/2019

Lúa cỏ là một loại dịch hại nguy hiểm, làm thất thu năng suất, lây lan rất nhanh và rất khó phòng trừ vì lúa cỏ cũng có đặc tính giống lúa trồng. Hiện nay lúa cỏ đã xuất hiện trên đồng ruộng với mật độ khá cao từ 40 - 50 bông/m2, đây là nỗi lo của nhiều nông dân. Vậy việc phòng trừ lúa cỏ thế nào đem lại hiệu quả cao?

Trong năm 2014, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã thực hiện mô hình thử nghiệm phòng trừ lúa cỏ trên ba vụ lúa thuộc các địa bàn các huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc, và thành phố Bà Rịa hiệu quả phòng trừ trên 85% so với vụ trước và đã xây dựng thành công quy trình phòng trừ lúa cỏ đối với chân ruộng ba vụ lúa trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Biện pháp làm đất: Trước khi gieo trồng một thời gian cho nước vào ruộng, nhử cho lúa cỏ và nhiều loại cỏ dại khác mọc lên rồi tiêu diệt bằng cách cày, trục hoặc dùng các loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc (Glyphosate, Gramoxone…); làm đất kỹ và san bằng mặt ruộng trước khi tiến hành gieo sạ;

- Sau khi kết thúc làm đất lần cuối tiến hành phun Sofit 300EC (Chú ý ruộng phải có một lớp nước giúp cho thuốc trải đều trên mặt ruộng), giữ nguyên lớp nước này đến sáng hôm sau thì tháo nước ra, rồi tiến hành sạ lúa;

- Trong quá trình làm đất, nếu thấy lúa cỏ trôi dạt vào những góc ruộng thì tiến hành vớt đem ra khỏi ruộng và tiêu hủy.

Ruộng lúa bị nhiễm lúa cỏ

2. Sau khi gieo sạ từ 1 - 3 ngày tiếp tục sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm (Sofit 300 EC).

3. Sử dụng giống lúa xác nhận nhằm hạn chế lúa cỏ lây lan từ hạt giống;

4. Đặt lưới tại đường dẫn nước vào ruộng nhằm ngăn chặn hạt lúa cỏ vào ruộng;

5. Diệt lúa cỏ bằng tay: Cắt lúa cỏ vào giai đoạn lúa cỏ trổ đều (trước khi chúng rụng hạt), đem ra khỏi ruộng và tiêu hủy.

Khi áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật phòng trừ lúa cỏ như quy trình trên ruộng lúa của hộ ông Lê Văn Được ngụ ấp Bắc, xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa, mật độ lúa cỏ đã giảm liên tục qua các vụ thực hiện, cụ thể mật độ lúa cỏ của vụ Hè Thu giảm hơn so vụ Đông xuân còn 34/40 bông/m2 (đạt 85%), mật độ lúa cỏ của vụ Mùa giảm hơn so vụ Hè Thu còn 0,5/6 bông/m2 (đạt 92%). Với kết quả trên để nhân rộng mô hình Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã tổ chức hội thảo với sự tham gia của 52 hộ nông dân trồng lúa, qua hội thảo nhiều nông dân trên địa bàn các xã Tân Hưng, Hòa long, Long Phước thành phố Bà Rịa đang áp theo quy trình.


Có thể bạn quan tâm

Một số biện pháp chủ yếu phòng trừ lúa cỏ Một số biện pháp chủ yếu phòng trừ lúa cỏ

Nhiễm lúa cỏ hiện nay rất phổ biến, đây là nguyên nhân làm cho ruộng lúa không bằng phẳng, có nhiều tầng và năng suất giảm đáng kể so với ruộng không bị nhiễm

16/01/2019
Cảnh báo bệnh đạo ôn hại mạ Cảnh báo bệnh đạo ôn hại mạ

Với tỷ lệ bệnh trung bình 3 - 5%, nơi cao 7- 10%, cục bộ 20 - 30%. Nhóm giống bị bệnh rơi vào trà xuân sớm và xuân trung, bao gồm: IR1820, XT28, Xi23, NX30

17/01/2019
Kinh nghiệm bón phân cho lúa ngắn ngày vụ hè thu ở Nam Bộ Kinh nghiệm bón phân cho lúa ngắn ngày vụ hè thu ở Nam Bộ

Cày ải sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân, thời gian cách ly giữa 2 vụ từ 3 - 4 tuần để cho đất phục hồi, giảm ngộ độc hữu cơ.

17/01/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.