Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bền Vững Là Yếu Tố Hàng Đầu

Bền Vững Là Yếu Tố Hàng Đầu
Ngày đăng: 03/03/2014

“Hạ chỉ tiêu kế hoạch trồng mới cà phê năm 2014 cho huyện Mường Ảng” là đề nghị của đại biểu Hà Văn Quân, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XIII được tổ chức vào cuối năm 2013.

Thoạt nghe, không ít người thấy lạ vì dường như đang “đi ngược” với định hướng, quy hoạch phát triển cà phê - cây “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế của Mường Ảng.

Song vấn đề này lại có cơ sở sau khi đại biểu Hà Văn Quân phân tích, lý giải, nhất là khi phản ánh hiện thực đáng buồn là người trồng cà phê Mường Ảng lao đao đối mặt với tình trạng cà phê rớt giá liên tiếp những vụ vừa qua…

Là người gắn bó, tâm huyết với cây cà phê nên cũng vì cây cà phê mà trăn trở, ông Hà Văn Quân cho biết: Huyện Mường Ảng xác định cà phê là cây trồng chủ lực và thời gian qua hiệu quả kinh tế từ cây cà phê đem lại đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

Nhưng trên thực tế, do chưa có đầu ra ổn định nên tình trạng cà phê rớt giá gây khó khăn cho người trồng. Trăm khoản phải đầu tư, từ giá nhân công, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trong khi giá cà phê giảm, bấp bênh nên đã ảnh hưởng đến tâm lý của nông dân. Điều đó khiến việc đầu tư ổn định cho diện tích đang có đã khó, chứ nói gì đến việc mở rộng diện tích trồng mới.

Theo kế hoạch tỉnh giao, năm 2014 huyện Mường Ảng sẽ trồng mới 400ha cà phê. Dù chưa vào vụ trồng mới song theo nhận định của ông Quân, hoàn thành được khoảng 50% kế hoạch (tức 200ha) đã là chuyện không đơn giản. Do giá cà phê không ổn định, nên người dân chưa chủ động cho kế hoạch mở rộng diện tích trồng mới. Đó là chưa kể, không ít người muốn bán bớt diện tích đã trồng để dồn nguồn lực đầu tư cho hiệu quả.

Là người thâm niên trong việc phát triển cà phê ở Mường Ảng, ông Hà Văn Hoan, khối 4, thị trấn Mường Ảng cho biết: Mức đầu tư chăm sóc cho cây cà phê khá cao và chi phí cho tiền nhân công, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón liên tục tăng, trong khi giá cà phê trên thị trường giảm, chưa có dấu hiệu khả quan cho việc phục hồi về giá.

Vì vậy, sau khi hạch toán kinh tế, để đảm bảo phát triển vườn cà phê giai đoạn kinh doanh, gia đình tôi chuyển nhượng lại hầu hết diện tích cà phê giai đoạn kiến thiết cho người khác. Đầu tư lớn, không quản lý được khâu chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm, giá cà phê xuống thấp sẽ khó hòa vốn, chưa nói đến có lợi nhuận.

Theo tính toán của ông Hà Văn Hoan, mức đầu tư phân bón, công làm cỏ, chăm sóc đến khi thu hái, một héc ta cà phê đã tiêu tốn khoảng 140 triệu đồng/năm, với giá cà phê trấu được thu mua hiện nay 32.000 - 33.000 đồng/kg, khéo tính thì mới hòa vốn. Đó là những hộ có tiềm lực đầu tư trồng cà phê, nhưng số người như gia đình ông Hoan trên địa bàn huyện Mường Ảng không nhiều.

Hầu hết các hộ trồng cà phê kinh tế còn khó khăn, gia đình nào ít thì trồng 1 héc ta, nhiều lên đến vài ba héc ta, thì chi phí đầu tư cho cây cà phê mỗi năm cũng lên tới hàng trăm triệu đồng. Khi giá cà phê giảm mạnh, kéo theo gánh nặng trả lãi vay ngân hàng thì đương nhiên là khó tránh khỏi thua lỗ.

Con số thống kê từ cơ quan chức năng cho thấy, tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Mường Ảng đạt hơn 322 tỷ đồng với gần 700 khách hàng vay vốn. Trong đó, phần lớn phương án kinh doanh của khách hàng đầu tư phát triển cà phê. Song do cà phê giảm giá, nhiều hộ vay ngân hàng đầu tư không sinh lời, một bộ phận thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Theo nhận định từ phía ngân hàng, có khoảng 50% số vốn vay sẽ phải chuyển sang nợ quá hạn!

Trên thực tế, tình trạng “được mùa, rớt giá” nhiều năm qua đã liên tiếp xảy ra đối với các mặt hàng nông sản, nhất là đối với cà phe, vì tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào thị trường thế giới. Do đó, cần có chính sách để giúp người dân phát triển hiệu quả, chất lượng chứ không phải chỉ mở rộng diện tích đơn thuần. Ông Hà Văn Quân cho rằng: Là huyện nghèo được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, ngay trong việc hoạch định chính sách phát triển nông, lâm nghiệp, cần chú trọng cho việc phát triển bền vững cây cà phê. Ví dụ xây dựng chính sách hỗ trợ về giá, khi giá cà phê trên thị trường xuống dưới giá sàn, tránh tình trạng nông dân thua lỗ dài, không có khả năng tái đầu tư… Có như vậy, thì người dân mới yên tâm phát triển cà phê bền vững và có động lực để vượt khó thoát nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Cua Cà Mau rớt giá thê thảm Cua Cà Mau rớt giá thê thảm

Người nuôi cua ở Cà Mau đang đứng ngồi không yên khi giá cua liên tục xuống thấp. Hiện giá cua đã giảm khoảng 30 – 40% so với vài tháng trước.

29/08/2015
Xuất khẩu cua ghẹ vẫn rất thuận lợi Xuất khẩu cua ghẹ vẫn rất thuận lợi

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 60,7 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Hiện thị trường XK cũng đã được mở rộng hơn, các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam đã xuất sang được 34 thị trường.

29/08/2015
Có chiến lược tốt, thủy sản sẽ tăng trưởng mạnh Có chiến lược tốt, thủy sản sẽ tăng trưởng mạnh

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về sự phát triển của ngành thủy sản hiện nay.

29/08/2015
Thành tựu và khát vọng Thành tựu và khát vọng

ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa gạo là khâu đột phá.

29/08/2015
 Trái cây Việt tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường Trái cây Việt tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường

Tuy phải cạnh trạnh khốc liệt với nhiều loại trái cây nhập khẩu với mẫu mã đẹp và giá cả ổn định hơn nhưng trái cây nội vẫn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

29/08/2015