Hội Thảo Hỗ Trợ Kỹ Thuật Và Xúc Tiến Đầu Tư Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
Vừa qua, tại Hà Nội, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức hội thảo Hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến đầu tư tái cơ cấu ngành nông nghiệp với chủ đề “Giá trị xanh từ những tiềm năng xanh”.
Tham dự hội thảo có các Bộ ngành Trung ương, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh cùng đại diện các doanh nghiệp tiêu biểu chuyên sản xuất các ngành hàng mà nội dung Đề án tái cơ cấu hướng đến. Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham dự của Tập đoàn phát triển nông thôn Hàn quốc, Tổ chức JI-CA Nhật Bản và Dự án VnSAT của Ngân hàng Thế giới WB.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu thống nhất với báo cáo của tỉnh và đều có chung nhận định, Đồng Tháp vẫn là tỉnh thuần nông, tỉ trọng nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu sản xuất, kỹ thuật sản xuất chưa hiện đại gây thất thoát còn cao, vấn đề liên kết tiêu thụ chưa thật bền vững trước sức ép hội nhập, Đồng Tháp đã đi trước trong quá trình hình thành lại mối quan hệ sản xuất và liên kết tiêu thụ trên lĩnh vực nông nghiệp như: chính sách hỗ trợ 50% lãi suất khi mở rộng sản xuất, thí điểm cơ chế đối tác công - tư, khuyến khích đầu tư cho hợp tác xã.
Vấn đề cốt lõi là quan điểm mới, tư duy mới của đội ngũ lãnh đạo. Trong đó quan tâm đến nhà đầu tư, doanh nghiệp trong giải quyết khó khăn vướng mắc, kêu gọi đầu tư... được các đại biểu đánh giá cao. Chính từ cách làm này mà chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đồng Tháp trong những năm gần đây luôn đứng trong top đầu của Việt Nam.
Không chỉ riêng doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp ngoài nước, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... là những nước đã và đang có sự hợp tác tốt với tỉnh Đồng Tháp trong hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao,... Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương đều rất quan tâm và ủng hộ tỉnh Đồng Tháp. Do đó, đây sẽ là cơ hội, là thách thức lớn cho Đồng Tháp trong thời gian tới.
Buổi hội thảo kết thúc với 2 biên bản ghi nhớ được ký kết giữa Ban chỉ đạo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp với Tập đoàn phát triển nông thôn Hàn Quốc và Quỹ thương mại bền vững IDH của Hà Lan trong việc đầu tư hỗ trợ cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tập huấn chuyển giao kỹ thuật...
Với cam kết chính sách ưu đãi nhất, cơ chế linh hoạt nhất và tạo điều kiện thuận lợi nhất, tỉnh Đồng Tháp luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phấn đấu tốc độ phát triển nông nghiệp đạt trên 5%. Qua đó giúp tăng lợi nhuận, thu nhập cho người nông dân gắn với phát huy những giá trị xanh từ những tiềm năng xanh – Bí thư Lê Minh Hoan khẳng định.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187D0A/Hoi_thao_ho_tro_ky_thuat_va_xuc_tien_dau_tu_tai_co_cau_nganh_nong_nghiep.aspx
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng, giai đoạn 2014-2016”, do bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Hậu Giang, làm chủ nhiệm đã khẳng định được hiệu quả tích cực bước đầu, hứa hẹn nhiều triển vọng.
Tại vùng căn cứ cách mạng Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, có một tấm gương thương binh nỗ lực làm giàu trên chính vùng đất quê hương của mình, đó là ông Trần Văn Đặng, thương binh 3/4, ở ấp 4.
Nhiều khi, bạn cứ mạnh dạn làm khác đi, miễn là việc làm khác đi đó dựa vào những đặc tính cơ bản của rau củ quả, chắc chắn việc bạn thử nghiệm sẽ thành công, ví dụ như việc trồng khoai lang trên giàn.
Với vốn khởi nghiệp chỉ 2 con bò ta, trải qua nhiều lần thất bại, đến nay anh Đặng Ngọc Phong (sinh năm 1981, ngụ ấp Phú Thành A, xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) đã trở thành ông chủ trại bò thịt và bò giống quy mô lớn.
Sau 12 tháng khởi nghiệp với nghề nuôi thỏ, anh Hòa đã có thu nhập ổn định từ việc bán thỏ giống và thỏ thịt, mức lãi bình quân mỗi tháng 30 triệu đồng, vị chi thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm.