Bến Tre Nuôi Trăn Bán Được Giá Cao
Nhiều người nuôi trăn tại tỉnh Bến Tre đang rất phấn khởi do đầu ra sản phẩm thuận lợi và giá bán trăn thịt, trăn giống luôn ở mức cao trong thời gian qua.
Trăn thịt loại khoảng 6 kg/con đang được nhiều thương lái và cơ sở thu mua ở mức 300.000-310.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; còn trăn loại khoảng 30 kg/con trở lên có giá khoảng 260.000-270.000 đồng/kg. Do giá trăn thịt ở mức khá cao đã kích thích người dân phát triển nuôi nên trăn giống đang có giá từ 400.000- 450.000 đồng/con (loại khoảng 100-150 gram/con).
Theo nhiều hộ dân ở tỉnh Bến Tre, nhờ phát triển thêm nghề nuôi trăn mà gia đình có thêm khoảng thu nhập vài chục triệu đồng/năm. Hiện nay, nhu cầu mua trăn để lấy da phục vụ sản xuất các mặt hàng làm từ da rất lớn nên đầu ra trăn thương phẩm khá thuận lợi. Trong khi đó, nếu nuôi trăn cho đẻ thành công để bán con giống, thì mức lợi nhuận thu được càng hấp dẫn, bởi trăn có thể đẻ mỗi lần trên 50 trứng.
Nhiều gia đình có thể tận dụng các khoảng trống trong nhà để đặt chuồng nuôi trăn nên không phải tốn nhiều chi phí để đầu tư cho chuồng trại. Thức ăn cho trăn thì tương đối dễ tìm và có thể bắt chuột cho trăn ăn nhằm tiết kiệm chi phí nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.
Nhiều hộ đã chịu khó tìm tòi đầu tư con giống, xây dựng chuồng trại quy mô và nhím được coi là vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là “khủng” cho người dân nơi đây, có không ít hộ giàu lên nhờ nuôi nhím. Còn giờ đây, giá nhím rớt thê thảm, khiến nhiều hộ chăn nuôi con vật này rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”.
Những ngày qua, hàng trăm hecta cà phê trên địa bàn xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bị rụng trái hàng loạt. Người trồng cà phê ở đây rất lo lắng, vì chưa có biện pháp xử lý. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng này để hướng dân cho nông dân.
Trong thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có múi đã và đang mang lại lợi nhuận cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của nhiều địa phương.
Nấm có giá trị dinh dưỡng cao, giòn, ngọt, sử dụng đa dạng trong bữa ăn và hiện tại trên thị trường rất được ưa chuộng. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất nấm chân dài cho hộ nông dân, cung cấp thêm cho người tiêu dùng một loại nấm ăn chất lượng cao.