Bến Tre Điều Chỉnh Qui Hoạch Nuôi Tôm Chân Trắng
Nuôi tôm chân trắng (TCT) ngoài vùng qui hoạch đang là bức xúc không chỉ của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương mà cả người nuôi.
Tình trạng nuôi TCT tràn lan, trong vùng ngọt hóa ngày càng gia tăng, chưa có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Để giải quyết bài toán khó này, UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nuôi TCT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Quy hoạch xác định đối tượng TCT là một trong những mặt hàng chiến lược của tỉnh và là sản phẩm xuất khẩu thủy sản của quốc gia cũng như cung cấp nhu cầu thủy sản trong nước. Vì vậy, cần phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững về môi trường, hiệu quả về mặt kinh tế, ổn định về xã hội; kết hợp hài hòa giữa nuôi TCT với các mô hình sản xuất nông nghiệp khác; hình thức nuôi thâm canh, năng suất cao và được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành hữu quan.
Quy hoạch đề ra các chỉ tiêu cụ thể như, đối với diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh sẽ chuyển 428ha sang nuôi TCT và sẽ còn lại 4.072ha. Diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến chuyển 202ha sang nuôi TCT, còn lại 13.149ha. Diện tích nuôi tôm sú - lúa chuyển 1.280ha sang nuôi TCT, còn lại 7.620ha. Bổ sung phần đất ngoài đê một số xã thuộc địa bàn 5 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam.
Quy hoạch đối tượng TCT dựa trên lợi thế giữa các đối tượng nuôi và các ngành kinh tế khác; tránh xung đột với các đối tượng khác trong vùng quy hoạch; áÙp dụng những thành tựu về khoa học công nghệ, những kỹ thuật tiên tiến trong quy trình nuôi tôm thâm canh; khoanh vùng nuôi tập trung hợp lý, kiểm soát được dịch bệnh, môi trường; tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc nuôi đối tượng này.
Dự kiến đến năm 2015, diện tích nuôi TCT toàn tỉnh đạt 4.390ha, đến năm 2020 đạt 7.820ha và định hướng đến 2030 đạt 8.300ha (Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,1%/năm giai đoạn 2014-2015, đạt 12,2%/năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2030 đạt 0,6%/năm).
Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và định hướng đến năm 2030 đạt 80.520 tấn (Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 24,1%/năm giai đoạn 2014-2015, đạt 12,9%/năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2030 đạt 0,6%/năm). Giá trị sản xuất đến 2015 đạt 2.440 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 4.460 tỷ đồng và định hướng đến 2030 đạt 4.750 tỷ đồng (Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,5%/năm giai đoạn 2014-2015, đạt 12,8%/năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2030 là 0,6%/năm).
Giá trị xuất khẩu đến năm 2015 đạt 210 triệu USD, đến năm 2020 đạt 410 triệu USD và định hướng đến năm 2030 đạt 440 triệu USD (Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,3%/năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2030 đạt 0,7%/năm). Lao động đến 2015 tạo việc làm cho 8.780 người, đến 2020 tạo việc làm cho 15.640 người và định hướng đến 2030 tạo việc làm cho 16.600 người.
Quy hoạch phân bố diện tích nuôi TCT trên địa bàn các huyện như sau: Bình Đại năm 2015 là 1.220ha, năm 2020 là 1.790ha, năm 2030 là 1.790ha; Ba Tri năm 2015 là 1.470ha, năm 2020 là 2.220ha, năm 2030 là 2.220ha; Thạnh Phú năm 2015 là 1.500 ha, năm 2020 là 2.900 ha, năm 2030 là 3.260ha; Giồng Trôm năm 2015 là 110ha, năm 2020 là 550ha, năm 2030 là 550 ha; Mỏ Cày Nam năm 2015 là 90ha, năm 2020 là 360ha, năm 2030 là 480ha.
Quy hoạch cũng đề xuất 7 dự án hạ tầng về thủy lợi, giao thông; 8 dự án đầu tư hệ thống lưới điện; 6 dự án nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất; 2 dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản. Tổng vốn đầu tư phát triển nuôi TCT đến 2020 là 1.359 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất đến 2020 là 738 tỷ đồng.
Quy hoạch đề xuất 10 giải pháp thực hiện, bao gồm các giải pháp như về cơ chế, chính sách; bảo vệ tài nguyên, môi trường; khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; vốn đầu tư; chế biến tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại; tổ chức sản xuất; hậu cần dịch vụ cho hoạt động nuôi và sản xuất giống; cơ sở hạ tầng; tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Đây là loại trái cây tươi thứ hai sau thanh long của Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp vào Hàn Quốc.
Thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vốn là nông trường cam Bố Hạ ngày trước. Do giống cam Bố Hạ bị thoái hoá và do đổi mới cơ chế, nông trường giải thể, đất đai giao cho công nhân quản lý, đất trồng cam ngày trước nay được trồng vải thiều. Nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ vải thiều thì kinh tế các hộ hạn chế, những năm gần đây nhiều gia đình đã nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải cho thu nhập khá, đời sống được nâng cao.
Tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Ngãi thực hiện mô hình nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng tại hộ ông Võ Đình Lân ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ trên qui mô 108 m3 lồng nổi với tổng lượng cá giống là 1.080 con.
Thời gian qua, tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng có hiệu quả kinh tế cao nên nhiều nông dân các xã tiểu vùng II, III đã mạnh dạn đầu tư, với diện tích tăng trên 300ha so với năm 2012.
Đó là kết luận của ông Trần Công Danh - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Bến Tre sau khi giám sát môi trường nuôi cá tra - cá da trơn (CDT).