Bảy Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Cá Lăng
Việc kiểm tra tốc độ sinh trưởng cũng như sức khỏe của cá để phát hiện bệnh dịch là rất khó khăn. Vậy để nuôi cá đạt hiệu quả tốt, ngoài việc thực hiện đúng kỹ thuật nuôi, người nuôi còn phải theo dõi hoạt động của cá để phát hiện bệnh dịch, kịp thời có biện pháp điều trị thích hợp.
Sau đây là bảy phương pháp phòng bệnh hiệu quả của cá:
1. Vệ sinh ao đìa sạch sẽ trước khi thả nuôi nhằm mục đích ngăn chặn sự lây nhiễm từ đáy ao. Vét bùn tích tụ đáy ao do thức ăn dư thừa phân hủy. Nên bón vôi với lượng 10 – 15 kg/100m2. Phơi đáy ao 3 – 5 ngày nhằm tiêu diệt mầm bệnh, nấm, rong, rêu, các ký chủ trung gian…Còn với ao bị nhiễm phèn thì không nên phơi đáy ap. Chú ý lấy nước vào ao phải qua lưới lọc, nguồn nước không bị ô nhiễm. Gây tảo, màu nước làm thức ăn tự nhiên cho cá.
2. Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh. Trước khi thả cá vào ao phải tắm cá qua nước muối (200 – 300g/lit nước) trong khoảng 10 – 15 phút.
3. Mật độ nuôi thích hợp sẽ hạn chế sự ô nhiễm trong quá trình nuôi và sự lây lan bệnh dịch nên cá ít bị nhiễm bệnh. Mật độ thích hợp là 4 – 5 con/m2.
4. Chăm sóc và cho ăn đúng kỹ thuật.
5. Quản lý chất lượng nước ao tốt.
6. Về mùa mưa nên đào rãnh và rải vôi quanh bờ ao để ngăn ngừa phèn, với lượng 7 – 10 kg/10m2.
7. Quản lý các yếu tố môi trường khác nhau (nhiệt độ, độ sâu, nước ao, hàm lượng oxy hòa tan pH).
Ngoài ra trong quá trình nuôi còn sử dụng một số cây thuốc nam như là giác, lá xoan…từ 3 – 5 kg/100m2 để phòng bệnh cho cá.
Có thể bạn quan tâm
ThS. Ngô Văn Ngọc (Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP. HCM) cho sinh sản nhân tạo thành công các giống cá lăng quý hiếm, và sản xuất hàng loạt cá giống cung cấp cho người dân. Công nghệ này cũng được chuyển giao cho nhiều địa phương sản xuất cá giống thành công, để nuôi thành cá lăng thương phẩm hiệu quả cao.
ThS. Ngô Văn Ngọc (Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP. HCM) cho sinh sản nhân tạo thành công các giống cá lăng quý hiếm, và sản xuất hàng loạt cá giống cung cấp cho người dân.
Cá lăng vàng có tên khoa học Mytusnemurus, sống trong các vùng nước ngọt và nước lợ thuộc vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Kỹ sư Trần Phùng Hoàng Tuấn, Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình ương cá lăng nha trên bể lót bạt”.
Lần đầu tiên tại Bình Định, Trung tâm giống thủy sản của tỉnh đã nghiên cứu cho sinh sản, ươm nuôi thành công thương phẩm cá lăng nha (Hemibagrus wyekioides). Trung tâm đã sản xuất được 54 ngàn con cá bột, trên 32 ngàn con cá giống cấp 1, cấp 2 đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường.