Bẫy bả chua ngọt phòng trừ sâu khoang
Do không phải phun xịt thuốc trực tiếp nên cây rau không bị ảnh hưởng, nhiễm thuốc BVTV. Cách làm này rất phù hợp với chủ trương SX rau an toàn hiện nay.
Sử dụng bẫy bả chua ngọt có ưu điểm chỉ pha thuốc vào bả để dẫn dụ con trưởng thành bay đến ăn rồi ngộ độc thuốc mà chết.
Theo Chi cục BVTV Hà Nội, có rất nhiều loại cây trồng có thể áp dụng phương thức bẫy bả chua ngọt phòng trừ sâu khoang như: Rau ngót, rau họ hoa thập tự, đậu đũa, rau muống… Vật liệu và cách làm bẫy pheromone gồm hộp nhựa, gỗ (hoặc tre), đường, dấm, rượu, nước, thuốc BVTV, dây thép.
Trong đó, hộp bẫy làm bằng hộp nhựa tròn có thể tích 1 lít, đường kính 9 -10 cm, cao 13 - 15 cm; trên thành hộp đục 4 - 5 lỗ tròn có đường kính 2,5 - 3 cm (ở vị trí giữa chiều cao thành hộp). Với giá treo bẫy, làm bằng gỗ (hoặc tre), đóng hình chữ L, chiều cao 1 - 1,2 m; trên đầu có đặt thanh ngang từ 25 - 30 cm để buộc hộp bẫy.
Anh Nguyễn Minh Công, Phó Phòng Quản lý chất lượng nông sản (Chi cục BVTV Hà Nội) cho biết, cách thức làm bả chua ngọt khá đơn giản, trước khi tiến hành đặt bả từ 3 - 4 ngày thì tiến hành làm bả chua ngọt theo tỷ lệ các thành phần như sau: 4 phần mật (đường) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước, khuấy kỹ để dung dịch này tan đều.
Khi sử dụng bẫy bả chua ngọt, để đạt hiệu quả cao nhất phải triển khai đồng loạt trên khu đồng và đặt đúng thời điểm, liên tục và đảm bảo số lượng bẫy mới cho hiệu quả cao. Qua đó, giúp giảm số lần phun thuốc BVTV từ 2 - 3 lần so với ruộng nông dân không sử dụng bẫy bả chua ngọt, mà vẫn đảm bảo việc phòng trừ sâu khoang. Bảo vệ các loài thiên địch, bảo vệ môi trường và quan trọng là nông sản đảm bảo an toàn; được người nông dân đánh giá cao trong ứng dụng thực tiễn SX.
Cho vào can nhựa, xô nhựa… đậy kín, chờ 3 - 4 ngày sau, khi thấy dung dịch bốc mùi chua ngọt thì trộn thêm thuốc trừ sâu. Liều lượng cứ 1 lít bả dung dịch chua ngọt cho 1 gói thuốc trừ sâu Regent 800WG (gói 1 gr), khuấy đều hỗn hợp là đem ra sử dụng được. Lượng sử dụng cho mỗi hộp bẫy từ 0,1 - 0,15 lít bả chua ngọt.
“Cách thức đặt bẫy là treo bẫy vào thanh ngang, sao cho bẫy ngang với tầm cao nhất của cây (chú ý không để hộp bẫy bị nghiêng). Số lượng bẫy được treo từ 3 - 5 bẫy/sào Bắc bộ; bẫy được đặt ở các vị trí để mùi chua ngọt được lan tỏa rộng nhằm thu hút trưởng thành sâu khoang. Nên tiến hành đặt bẫy khi điều tra phát hiện thấy trưởng thành sâu khoang bắt đầu phát sinh hoặc thấy đẻ trứng và duy trì liên tục trên đồng”, anh Công phổ biến.
Theo Chi cục BVTV Hà Nội, một điểm cần lưu ý khi sử dụng bẫy bả chua ngọt là phải thường xuyên tiến hành kiểm tra bẫy trên ruộng, tốt nhất là kiểm tra định kỳ 2 ngày/lần, nếu có nhiều trưởng thành sâu khoang trong hộp bẫy phải vớt ra ngoài để tiếp tục thu hút. Nói tóm lại, bả chua ngọt phải được duy trì liên tục trong hộp bẫy, thời gian thay bả là 7 ngày/lần. Cách thức chuẩn bị bả chua ngọt như đã hướng dẫn ở trên. Tiến hành làm vệ sinh bẫy khi bị bẩn do đất hoặc do xác chết của trưởng thành sâu khoang gây ra.
Chị Đặng Thị Thu Thủy, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Hoài Đức chia sẻ: "Đầu năm 2014, theo sự chỉ đạo của Chi cục BVTV Hà Nội, trạm đã triển khai mô hình bẫy bả cua ngọt trên 10 sào rau ngót tại HTXNN Vân Côn. Sau khi đưa vào sử dụng khoảng 1 tuần, nhận thấy kết quả rất tốt khi mỗi hộp bẫy thu được trung bình 10 - 12 con trưởng hành sâu khoang/bẫy/tuần, cá biệt một số bẫy thu được 15 - 17 con/bẫy/tuần. Qua đó, giúp người nông dân giảm được rất nhiều chi phí thuốc BVTV, nhiều hộ thậm chí không phải phun thuốc lần nào vẫn cho năng suất rau rất cao".
Có thể bạn quan tâm
Bơ Booth là cây ăn trái mang về nguồn thu nhập ổn định cho người trồng, chỉ cần áp dụng đúng đắn những kỹ thuật chăm sóc cây sẽ cho kết quả tốt.
Mùi chua ngọt của dung dịch bả hấp dẫn trưởng thành sâu keo mùa thu và các loài thuộc giống Spodoptera (sâu keo) đến ăn thêm trước khi giao phối, đẻ trứng
Sâu khoang (Prodenia litura) là loại sâu đa thực, gây hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại rau màu, trong đó có cây đậu tương vụ đông.